Trở thành một Kỹ thuật viên chuyên nghiệp là mong muốn của hầu hết các bạn trẻ đang theo đuổi ngành Chăm sóc sắc đẹp. Vậy những yếu tố nào giúp các bạn có thể theo đuổi được ước mơ đó?
1. Nắm vững kiến thức của 20 môn học chuyên môn trong Chương trình đào tạo
– Sức khỏe – Môi trường và vệ sinh; – Kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản;
– Dược lý; – Chăm sóc da;
– Chăm sóc da nâng cao; – Chăm sóc và vẽ móng nghệ thuật;
– Trang điểm nghệ thuật; – Dịch tễ và các bệnh truyền nhiễm;
– Nối mi nghệ thuật; – Tạo mẫu tóc và chăm sóc tóc;
– Massage dưỡng sinh; – Massage dưỡng sinh;
– Thực hành vẽ móng nghệ thuật; – Giải phẫu người và sinh lý học;
– Phun thêu thẩm mỹ nâng cao; – Phun thêu thẩm mỹ cơ bản;
– Thực hành phun thêu thẩm mỹ tại cơ sở thẩm mỹ;
– Ứng dụng công nghệ Laser trong Thẩm mỹ và CSSĐ;
– Thực hành Thẩm mỹ và CSSĐ tại salon;
– Thực hành Chăm sóc da trang điểm nghệ thuật, nối mi nghệ thuật tại cơ sở thẩm mỹ;
– Thực tập tốt nghiệp.
2. Kỹ năng thực hành tốt, tác phong chuyên nghiệp
– Là người trực tiếp chăm sóc, trị liệu cho khách hàng nên kỹ thuật viên spa phải có kỹ năng tốt về phân loại da, hóa chất, nguyên lý massage… và thành thạo các thao tác theo đúng quy chuẩn trong lĩnh vực.
– Thường xuyên học hỏi, trau dồi các kỹ năng mới, phù hợp với xu thế, sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ hiện đại.
– Ngoài ra, khi trở thành nhân viên của bất kỳ spa hay thẩm mỹ viện nào, bạn phải am hiểu về dịch vụ, sản phẩm mà cơ sở đó cung ứng đến khách hàng nhằm thuận tiện hơn khi tư vấn cho khách và hỗ trợ bán hàng trong phạm vi cơ sở đó.
– Kỹ thuật viên chăm sóc sắc đẹp cần đảm bảo đồng phục theo đúng quy định trong giờ làm việc. Về phần tóc, nữ cần cố định phần tóc dài bằng kẹp tóc, thun cột tóc hoặc băng đô, nam chải gọn gàng.
– Đối với vấn đề hình xăm, kỹ thuật viên có thể xăm như tránh những vùng như mặt, cổ… Về tư thế, nhân viên spa nên di chuyển thẳng người, bước đi nhẹ nhàng, tránh gây ra tiếng động mạnh…
– Đôi tay là thứ tiếp xúc trực tiếp lên da khách nên bạn phải chăm chút và giữ gìn cẩn thận. Móng tay nên được cắt ngắn sát da hoặc có độ dài phù hợp. Da tay phải mềm mại, mịn màng và luôn được vệ sinh bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi thực hiện liệu trình cho khách.
3. Kỹ năng giao tiếp tốt
– Kỹ thuật viên phải luôn lịch sự, niềm nở, ân cần khi chào hỏi và phục vụ khách, chủ động cảm ơn – xin lỗi – xin phép đúng lúc. Khi khách đặt câu hỏi, nhân viên phải sẵn sàng hỗ trợ bằng thái độ nhẹ nhàng, thân thiện. Khi giao tiếp với khách, hãy nhìn vào mắt khách để thể hiện sự quan tâm (tuy nhiên đừng nhìn chằm chằm).
– Qua giọng nói, khách hàng sẽ cảm nhận được thái độ của nhân viên chăm sóc sắc đẹp dành cho họ. Vì thế, giọng nói cần rõ ràng, âm lượng vừa đủ, không cười lớn tiếng, không nói tục, chửi thề và nhất định không được trả lời “Không” với khách khi chưa có sự hỗ trợ tận tình trước đó.
– Đặc biệt, để bảo vệ uy tín của cơ sở làm việc, kỹ thuật viên không được bình luận về khách hàng và nói xấu đồng nghiệp, làm ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của cơ sở làm việc.
4. Cách cư xử với đồng nghiệp
Cùng làm việc trong một môi trường, kỹ thuật viên chăm sóc sắc đẹp cần vui vẻ phối hợp với đồng nghiệp cùng/khác bộ phận để quy trình phục vụ khách diễn ra trơn tru nhất; đồng thời không nên có hành vi gây hấn, đổ lỗi hoặc nói xấu lẫn nhau.
5. Tính chuyên nghiệp trong công việc
Tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp rất cần có ở một kỹ thuật viên chăm sóc sắc đẹp. Tiêu biểu là đảm bảo đúng giờ giấc, thực hiện quy trình đúng theo tiêu chuẩn của spa, có ý thức bảo quản trang thiết bị, chủ động hỗ trợ khách, biết làm chủ cảm xúc trong mọi tình huống, lan tỏa năng lượng tích cực đến mọi người xung quanh…
Để trở thành kỹ thuật viên chăm sóc sắc đẹp chuyên nghiệp, bạn cần phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí khác nhau, chứ không chỉ đơn giản là yêu thích công việc này. Muốn trụ lâu với nghề, bên cạnh kiến thức chuyên môn, bạn phải hoàn thiện về thái độ, rèn giũa cung cách phục vụ và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc.