Đại dịch toàn cầu đã đặt ra rất nhiều thách thức cho ngành y tế, và chính khi đối mặt với hàng loạt trở ngại, tầm quan trọng của những ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe càng được nhận thức rõ.
Công nghệ đột phá cho ngành chăm sóc sức khỏe
Công nghệ Telehealth và tư vấn từ xa
- Telehealth cho phép Điều dưỡng viên cung cấp chăm sóc từ xa qua các nền tảng số.
- Trong một số chương trình, telehealth đã giúp giamr tỷ lệ nhập viện khẩn cấp thông qua việc theo dõi, hướng dẫn và phân loại bệnh viên mắc bệnh mãn tính.
Công nghệ mặc được (Wearable Technologies)
- Các thiết bị mặc được giúp theo dõi các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân một cách thời gian thực, cung cấp dữ liệu quý giá mà không cần quan sát trực tiếp liên tục.
- Thiết bị mặc được như đồng hồ thông minh và băng đeo theo dõi sức khỏe có thể giám sát nhịp tim, huyết áp, và mức đường huyết, cung cấp dữ liệu liên tục cho Điều dưỡng viên và bác sĩ.
Hồ sơ sức khỏe điện tử (EHRs) nâng cao
- EHRs hiện đại có thể tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả từ thiết bị mặc được, để cung cấp cái nhìn toàn diện về sức khỏe của bệnh nhân. Chúng cũng sử dụng phân tích dự đoán để cảnh báo các điều dưỡng viên về các vấn đề tiềm ẩn, hỗ trợ trong việc chăm sóc phòng ngừa.
Trí tuệ nhân tạo (AI ) trong Điều dưỡng
- HIện nay AI đang được áp dụng trong nhiều khía cạnh chăm sóc sức khoẻ trên thế giới và Việt Nam, bao gồm cả Điều dưỡng.
- Công cụ AI có thể phân tích các bộ dữ liệu lớn để giúp dự đoán bệnh, dự đoán kết quả bệnh nhân và thậm chí xác định bệnh nhân có nguy cơ mắc các tình trạng nhất định.
Thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) trong đào tạo:
- VR và AR đang thay đổi cách Điều dưỡng viên được đào tạo, cung cấp trải nghiệm tương tác và chìm đắm mà các phương pháp truyền thống không thể so sánh. Công nghệ này có thể mô phỏng các tình huống thực tế, cho phép điều dưỡng viên luyện tập kỹ năng trong môi trường an toàn.
Cải tiến đột phá cho ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam
Những công nghệ này đang mở ra cánh cửa mới cho ngành Điều dưỡng, không chỉ trong việc chăm sóc bệnh nhân mà còn trong việc đào tạo và phát triển nghề nghiệp. Với sự hỗ trợ của công nghệ, các Điều dưỡng viên có thể dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc trực tiếp cho bệnh nhân, đồng thời nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng chăm sóc sức khỏe.