Điều trị trầm cảm bằng Y học Cổ truyền

Điều trị trầm cảm bằng phương pháp Y học Cổ truyền là một trong những cách được áp dụng thường xuyên cho người bệnh, được đánh giá cao về độ an toàn, mang lại hiệu quả lâu dài và hạn chế tình trạng tái phát về sau. Để hiểu hơn về các phương pháp chữa trị này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Bệnh trầm cảm là gì?

Bệnh trầm cảm là bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp. Người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc. Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.

Bệnh trầm cảm rất phổ biến, có đến 80% dân số trên thế giới từng mắc bệnh trầm cảm ở một giai đoạn nào đó và có đến 15-25% nguy cơ mắc bệnh trầm cảm suốt cuộc đời. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào và phụ nữ có tỷ lệ mắc chứng trầm cảm cao gấp đôi nam giới.

Nghiên cứu chứng minh phụ nữ có tỷ lệ mắc chứng trầm cảm cao hơn nhiều so với nam giới
Nghiên cứu chứng minh phụ nữ có tỷ lệ mắc chứng trầm cảm cao hơn nhiều so với nam giới

Do vậy, trầm cảm là bệnh cần được quan tâm và điều trị. Từ khi căn bệnh trầm cảm phổ biến, cùng với y học hiện đại, phương pháp chữa bệnh trầm cảm bằng Y học cổ truyền luôn song hành. Việc kết hợp cả Y học hiện đại và Y học Cổ truyền và chủ động luyện tập thể dục sẽ giúp bệnh nhân nâng cao cơ hội thoát khỏi bệnh trầm cảm.

Tuy nhiên, trong Y học Cổ truyền lại không có bệnh trầm cảm mà người ta quy bệnh này vào phạm trù chứng uất.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm

Có nhiều dấu hiệu để có thể nhận biết bệnh trầm cảm, tuy nhiên 9 dấu hiệu dễ nhất biết nhất đó là:

Tâm trạng chán nản thường xuyên, gần như mỗi ngày

Giảm quan tâm hay niềm vui với tất cả hoạt động hay sở thích

Chán ăn, sụt cân hoặc thèm ăn, tăng cân

Mất ngủ thường xuyên

Kích động hoặc thao tác chậm, phản ứng chậm, nói chậm hơn bình thường

Thường xuyên mệt mỏi và mất năng lượng

Có cảm giác bất lực, tội lỗi quá mức, tự thấy bản thân kém cỏi

Suy giảm khả năng tập trung, do dự và khó quyết định mọi thứ

Thường xuyên có ý nghĩ về cái chết, thường xuyên có ý định tự tử…

Thêm vào đó, mức độ trầm cảm và triệu chứng của bệnh trầm cảm có mối liên kết. Trầm cảm được chia ra thành các mức độ bệnh như sau:

  Triệu chứng dưới ngưỡng trầm cảm: có ít hơn 5 triệu chứng trầm cảm

  Trầm cảm nhẹ thì sẽ có hơn 5 triệu chứng trầm cảm, các triệu chứng làm suy giảm chức năng nhẹ

  Trầm cảm vừa phải: các triệu chứng trầm cảm có ảnh hưởng đến chức năng cơ thể nhẹ hoặc nặng

  Trầm cảm nặng thì sẽ có hầu hết tất cả các triệu chứng trầm cảm, ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động, đời sống, công việc, học tập và sức khỏe.

Điều gì xảy ra nếu bị trầm cảm?

Bệnh trầm cảm nếu không được điều trị sớm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống của người bệnh:

Đầu tiên, hậu quả lớn nhất của người mặc bệnh trầm cảm là người bệnh thường nghĩ đến cái chết để thoát khỏi nỗi đau. Họ cũng có xu hướng tự làm hại bản thân mình bằng cách tự gây thương tích hoặc tự làm đau mình…

Tiếp theo, trầm cảm có thể khiến cho người bệnh mắc các bệnh như tiểu đường (do không kiểm soát được cảm xúc và thay đổi thói quen ăn uống với xu hướng ăn ngọt nhiều hơn), bệnh tim (nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh tim và bệnh trầm cảm có liên kết với nhau và bệnh trầm cảm sẽ làm trầm trọng hơn bệnh tim), thậm chí có thể gây ra ung thư bởi trầm cảm có khả năng tác động đến hệ miễn dịch, khiến cho các khối u phát triển nhanh…

Ở mức hậu quả nhẹ hơn, trầm cảm khiến cho người bệnh khó tập trung tinh thần, mất ngủ, đau đầu, quan hệ xã hội bị thu hẹp…

Điều trị trầm cảm bằng Y học Cổ truyền

Theo Y học Cổ truyền, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới trạng thái trầm cảm là do chức năng sơ tiết của tạng can (Điều hoà can tỳ) bị uất kết. Chứng uất là trạng thái rối loạn khí sắc, chỉ tình trạng tâm lý căng thẳng quá độ, chịu áp lực trong thời gian dài khiến tâm tình bồn chồn không yên, vui buồn thất thường, là hệ quả của những điều buồn phiền, u uất lâu ngày không được chia sẻ hay giải quyết. Người bệnh mắc chứng uất thường xuyên sống trong mệt mỏi, bứt rứt, lâu dần xuất hiện suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chính mình.

Theo đó, điều trị trầm cảm cần sự kiên nhẫn, đồng thời tuỳ vào mức độ nặng – nhẹ và thể trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc lộ trình điều trị cho người bệnh với hai phương pháp chính là sử dụng thuốc và không sử dụng thuốc.

Về phương pháp sử dụng thuốc, một trong những nguyên tắc trị bệnh trong Đông Y là “Hư thì bổ, thực thì tả”, sau thăm khám bệnh kỹ càng, bác sĩ sẽ bốc thuốc để bồi bổ nếu có “hư chứng” và cân bằng Âm, Dương, khí, huyết của người bệnh.

Dưới đây là một số bài thuốc điều trị trầm cảm tham khảo, người bệnh có thể sắc uống hàng ngày:

Bài thuốc 1 có tác dụng chữa suy nhược tâm thần cùng các triệu chứng lo âu, mệt mỏi: Tục tùy tử (thiên kim tử), Đương quy, Hoàng kỳ, Toan táo nhân, bạch thược, Bạch truật, Phục linh.

Bài thuốc 2 có tác dụng dưỡng tâm an thần, giúp điều trị chứng mất ngủ hiệu quả: Đại hoàng, Mông thạch, Mang tiêu ngâm, Mải phù thạch, Hoàng cầm, Hoàng bá, Cúc hoa, Lao ngưu tử, Đại giả thạch, Chi tử, Mạch môn đông, Tri mẫu, Thiên hoa phấn, Xuyên khung, Trúc nhự.

Bài thuốc 3 có tác dụng hoạt huyết, định thần, sơ can: Đương quy thân, Bạch đàn hương, Tử đan sâm, Tế sa nhân, Chích viễn chí, Toan táo nhân, Bắc ngũ vị, Đoạn mẫu lệ, Ngọc cát cánh.

Bài thuốc số 4 dành cho người mắc trầm cảm thuộc Chứng uất mà hoạt động của khí bị rối loạn: Hạt sen, Táo đỏ bỏ hạt, Long nhãn rửa sạch bỏ vào cùng gạo nếp vo sạch, ninh nhừ thành cháo, có thể ăn mỗi ngày cùng một thìa mật ong khuấy đều.

Về phương pháp sử dụng thuốc: Một số phương pháp của Đông Y điều trị chứng trầm cảm bằng liệu pháp tác động trực tiếp lên cơ thể mà không sử dụng thuốc rất phổ biến hiện nay, mang lại hiệu quả tích cực được các bác sĩ và người bệnh tin tưởng điều trị bao gồm:

Châm cứu: một số phương pháp châm cứu được sử dụng phổ biến như Thuỷ châm (dùng một lượng nhỏ thuốc điều trị, tiêm vào các huyệt để chữa bệnh), điện châm (dùng một dòng điện thích hợp tác động đến kim châm tại các huyệt, làm tăng tác dụng của châm cứu trong điều trị), cấy chỉ (dùng một đoạn chỉ y tế, cấy vào các huyệt điều trị cho người bệnh, thay vì dùng kim châm. Như vậy, huyệt sẽ được tác động liên tục trong vòng 15 – 20 ngày- tương đương với 15 – 20 lần châm)…

Một số những bài thuốc hay điều trị bệnh trầm cảm
Một số những bài thuốc hay điều trị bệnh trầm cảm

Xoa bóp bấm huyệt: đây là một trong những phương pháp hỗ trợ chữa bệnh trầm cảm, giúp người bệnh giải tỏa căng thẳng, cảm thấy thư giãn, lạc quan hơn. Các hình thức massage phổ biến hiện nay là massage bằng ghế, massage mô sâu, massage Shiatsu, massage bằng tinh dầu, massage đá nóng, bấm huyệt… Trong đó, bấm huyệt ở các huyệt đạo như huyệt ấn đường, huyệt nội quan, huyệt bách hội, huyệt an miên, huyệt hợp cốc, huyệt tâm âm giao,… để hỗ trợ cho quá trình chữa trầm cảm.

Trị liệu tinh thần Đông Y: ngoài ra có nhiều phương pháp trị liệu tinh thần thông qua phương pháp thiền, yoga, tập thể dục, thái cực quyền, hít thở sâu…

Tuy nhiên, thời gian điều trị bệnh trầm cảm bằng Đông y còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ bệnh, thời gian phát hiện bệnh, ý thức điều trị của bệnh nhân, các phương pháp áp dụng… tuy nhiên, do các bài thuốc Đông Y thường được lấy từ thiên nhiên nên cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài đồng thời kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp để đạt được hiệu quả như mong muốn. 

Kết luận:

Bệnh trầm cảm ngày càng trở nên phổ biến khiến ngày càng nhiều người bệnh tìm đến Y học Cổ truyền để chữa bệnh. Bởi những phương pháp điều trị này tương đối an toàn và không để lại tác dụng phụ của thuốc, lại có hiệu quả cao trong điều trị. Vì vậy, kết hợp cả Y học hiện đại và Y học Cổ truyền vào trong điều trị giúp vừa chữa bệnh vừa phục hồi chức năng, Y học Cổ truyền hứa hẹn giúp các bệnh nhân ngày càng nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.