Y học Cổ truyền Ayurveda Ấn Độ là phương pháp nổi tiếng ngàn đời nay vì mang lại hiệu quả chữa bệnh từ gốc mà không cần dùng thuốc. Hiện nay, những tinh hoa từ Ayurveda đang được đưa dần vào đào tạo Y học Cổ truyền để giúp người học sâu về y lý, chắc về y thuật cổ phương.
Sơ lược về Y học Cổ truyền Ayurveda
Nền Y học Cổ truyền Ấn Độ được gọi là Ayurveda, có nguồn gốc từ thời cổ xưa khoảng hơn 5000 năm trước.
Ayurveda là một phương pháp tiếp cận có hệ thống để khám phá cách cơ thể chúng ta tương tác thế nào với thế giới tự nhiên. Nói một cách rộng hơn, Ayurveda là một công cụ để so sánh và đối chiếu các sự vật trong thế giới tự nhiên.
Trong đó, Ayurveda được tạo thành bởi các từ có ý nghĩa: “Ayus” có nghĩa là sống hay trường thọ còn “Veda” có nghĩa là khoa học và tri thức.
Ayurveda dựa trên lý thuyết cho rằng bệnh tật là hậu quả của sự mất cân bằng về sức sống của cơ thể (prana). Nó nhằm khôi phục sự mất cân bằng trong cơ thể. Sự cân bằng của prana được xác định bởi sự cân bằng của ba phẩm chất (doshas): vata, pitta, and kapha. Hầu hết mọi người đều có một dosha thống trị, sự cân bằng cụ thể là duy nhất cho mỗi người.
Ngoài ra, Ayurveda chú trọng sự cân bằng, hài hoà cơ thể, tâm trí và tinh thần vì họ tin rằng chính sự cân bằng này giúp ngăn ngừa bệnh tật, đem lại cho chúng ta một cuộc sống lâu dài và khoẻ mạnh hơn.
Trong đó, nền tảng lý thuyết của Ayurveda gồm 3 nền tảng chính đó là Pancha Mahabhuta Theory (5 thành tố gồm Thổ, Nước, Hoả, Gió hoặc Không khí, Không gian để tồn tại), Tri-dosha Theory ( 3 loại năng lượng: Gió, Lửa, Nước), và Sapta-dhatu Theory ( 7 thành phần của cơ thể: hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ cơ, mỡ, tuỷ, hệ xương…).
Như vậy có thể thấy, Ayurveda có thể chế ngự được cảm giác, trạng thái tiêu cực bằng việc thực hành cân bằng thân- tâm- trí.
Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh theo Ayurveda
Ayurveda là một trong những hệ thống Y học Cổ truyền nổi tiếng nhất đã tồn tại và phát triển từ xưa đến nay. Với kiến thức khổng lồ về Y học dựa trên tự nhiên, mối quan hệ của cấu tạo và chức năng cơ thể con người với thiên nhiên và các yếu tố của vũ trụ, hệ thống này sẽ tiếp tục phát triển trong nhiều thời đại sau nữa.
Về điều trị
Mỗi loại bệnh lại có phương pháp điều trị khác nhau, tuy nhiên theo Ayurveda thì bất cứ loại bệnh nào cũng có 6 giai đoạn: Sanchaya (Tích tụ) -> Prakopa (Quá phát) -> Prasara (Phát tán) -> Sthaana Samcharaya (Khoanh vùng) -> Vyakti (Biểu hiện ra ngoài) -> Bhrda (Mãn tính).
Trong các giai đoạn bệnh sẽ có cách điều trị riêng:
Trong giai đoạn Tích tụ và giai đoạn Quá phát, các biện pháp ăn kiêng đơn giản hoặc điều chỉnh thói quen hàng ngày và theo mùa thường đủ để đảo ngược sự mất cân bằng và ngăn ngừa biểu hiện của bệnh.
Trong giai đoạn Phát tán và Khoanh vùng, các phương pháp bổ sung, chẳng hạn như liệu pháp thảo dược và quy trình làm sạch, có thể hữu ích. Các phương này sẽ giúp thanh lọc các độc tố và doshas tích lũy khỏi cơ thể vào mỗi mùa, có thể tránh được sự tích tụ của doshas.
Trong giai đoạn Biểu hiện ra ngoài và Mãn tính, các phương pháp tiếp cận đa phương thức điển hình là cần thiết, bao gồm các phương pháp tiếp cận về thể chất, tinh thần và môi trường. Những phương pháp này có thể bao gồm các liệu pháp thanh lọc sinh lý chuyên sâu (Panchakarma).
Tuy nhiên, Ayurveda chỉ góp phần bổ sung cho nền Y học và chứ không thể thay thế cho Y học hiện đại, đặc biệt là trong trường hợp các bệnh nghiêm trọng, cấp tính. Do vậy,
Về phòng bệnh:
Phòng bệnh luôn là mục tiêu đầu tiên và chính yếu của Ayurveda. Để phòng bệnh, con người cần ngủ vừa đủ mỗi ngày, thuận theo nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể, từ bỏ các thói quen xấu, sống giản dị, chế độ ăn uống phù hợp, ăn vừa đủ, tập luyện…
Cân bằng sức khỏe theo Y học Cổ truyền Ấn Độ
Theo Y học Cổ truyền Ấn Độ, để có được sức mạnh và sức bền, mỗi người phải là thể thống nhất và cân bằng của thân – tâm – trí. Thân – tâm – trí vận hành theo cách phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau. Chỉ cần một trong ba yếu tố mất đi sự cân bằng thì cơ thể sẽ rơi vào tình trạng trì trệ, tâm hồn mất đi niềm hứng khởi hay sự an yên, trí tuệ cũng khó phát triển viên mãn.
Theo Ayurveda, mùa cảm lạnh, cảm cúm bùng phát khi thời tiết chuyển từ mùa hè – mùa của năng lượng lửa- Pitta (tháng 6 đến tháng 9) sang mùa thu, đông – mùa của năng lượng gió- Vata (tháng 10 đến tháng 1). Bước sang mùa thu – đông, không khí xung quanh trở nên mát hơn, khô hơn, nhiều gió hơn làm năng lượng gió- vata tăng cao. Điều này có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể suy yếu và cảm cúm có cơ hội tấn công. Do vậy, Ayurveda cũng có hai bước giúp con người cân bằng sức khỏe khi chuyển mùa, cụ thể:
Bước 1: Tĩnh tâm qua thiền định, mang ý thức vào hơi thở, thở chậm, thở sâu.
Bằng cách đơn giản đó, hệ nội tiết được đưa vào trạng thái cân bằng, giúp nuôi dưỡng các dosha và chính là thực hành cân bằng tâm và trí.
Bước 2: Nuôi dưỡng và cân bằng dosha đất và gió, bằng cách dùng các thảo dược như gừng, cà trái vàng, tiêu lốt, ngò rí, hạt carom, tiêu đen, thì là Ai Cập, vàng đắng, thổ đinh quế, cam thảo, cang mai… Các thảo dược này hỗ trợ cải thiện triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm như đau đầu, sổ mũi hoặc chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ho, đau họng, ngứa họng… và góp phần tăng cường khả năng thải độc của cơ thể. Sử dụng các thảo dược này có thể giảm triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm, chính là thực hành cân bằng về thân.
Tóm lại, mặc dù còn có nhiều tranh cãi về ưu điểm và hạn chế của Y học Cổ truyền Ấn Độ, tuy nhiên có thể thấy Ayurveda đã bổ sung rất nhiều vào Y học hiện đại. Hơn nữa, Trung tâm Y học Cổ truyền toàn cầu của WHO đã được thành lập ở bang Gujarat, Ấn Độ cho thấy tiềm năng và vai trò quan trọng của Ayurveda. Ayurveda có rất nhiều ưu điểm mà sinh viên Y học Cổ truyền Việt Nam có thể học hỏi từ đó làm đa dạng thêm vốn kiến thức của mình về Y học Cổ truyền nước bạn.