Chuẩn năng lực cơ bản Điều dưỡng

Để trở thành một điều dưỡng viên chuyên nghiệp thì cần đạt được chuẩn năng lực điều dưỡng. Dưới đây Trường Cao đẳng Y Hà Nội sẽ chia sẻ khái quát thông tin, các tiêu chuẩn chuyên môn của ngành Điều dưỡng trong bộ chuẩn Năng lực Điều dưỡng Việt Nam.

Sự cần thiết xây dựng chuẩn năng lực Điều dưỡng Việt Nam

  Đối với cơ sở đào tạo

+ Chuẩn năng lực điều dưỡng là cơ sở để phân biệt năng lực giữa cư nhân điều dưỡng với các cấp đào tạo điều dưỡng khác (cao đẳng, trung học)

+ Nhằm xây dựng chương trình và nội dung đào tạo đảm bảo cho sinh viên điều dưỡng sau khi tốt nghiệp có được các năng lực theo quy định.

+ Giúp giảng viên điều dưỡng xác định được mục tiêu và nội dung đào tạo cho cử nhân điều dưỡng.

+ Hỗ trợ sinh viên điều dưỡng phấn đấu học tập và tự đánh giá năng lực nghề nghiệp của bản thân

+ Để so sánh đầu ra của điều dưỡng Việt Nam với điều dưỡng của các nước , thúc đẩy quá trình hội nhập và công nhận trình độ đào tạo giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.

  Đối với cơ sở sử dụng nhân lực điều dưỡng

+ Giúp xác định phạm vi hành nghề giữa các cấp điều dưỡng

+ Để phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cho từng cấp điều dưỡng

+ Nhằm xây dựng tiêu chuẩn thực hành nghề nghiệp cho các cấp điều dưỡng

+ Để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ nghề nghiệp của người điều dưỡng và giải quyết các sai phạm về đạo đức và hành nghề điều dưỡng

  Đối với các cơ quan quản lý điều dưỡng

+ Các quốc gia công nhận sự tương đương về trình độ điều dưỡng giữa các quốc gia + Hợp tác và trao đổi giữa các quốc gia

+ Xây dựng chương trình đào tạo điều dưỡng quốc tế

+ Xác định năng lực chuẩn mực năng lực điều dưỡng ở mỗi quốc gia và khu vực

Chuẩn năng lực cơ bản Điều dưỡng của Việt Nam

Bộ chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam được cấu trúc theo khuôn mẫu chung của Điều dưỡng khu vực châu Á – Thái Bình Dương để đáp ứng nhu cầu của khu vực và để dễ so sánh với chuẩn năng lực điều dưỡng các nước. Tài liệu chuẩn năng lực cơ bản Điều dưỡng Việt Nam được cấu trúc thành 3 lĩnh vực, 25 tiêu chuẩn và 110 tiêu chí.

Lĩnh vực 1: Năng lực thực hành chăm sóc

Tiêu chuẩn 1: Thể hiện sự hiểu biết về tình trạng sức khoẻ, bệnh tật của các cá nhân, gia đình và cộng đồng

Tiêu chuẩn 2: Ra quyết định về chăm sóc phù hợp với nhu cầu của các cá nhân, gia đình và cộng đồng

Tiêu chuẩn 3: Xác định ưu tiên chăm sóc dựa trên nhu cầu của người bệnh gia đình và cộng đồng

Tiêu chuẩn 4: Sử dung quy trình điều dưỡng để lập kế hoạch chăm sóc và can thiệp điều dưỡng

Tiêu chuẩn 5: Tạo sự an toàn, thoải mái và kín đáo cho người bệnh

Tiêu chuẩn 6: Tiến hành các kỹ thuật chăm sóc đúng quy trình

Tiêu chuẩn 7: Dùng thuốc đảm bảo an toàn hiệu quả

Tiêu chuẩn 8: Đảm bảo chăm sóc liên tục

Tiêu chuẩn 9: Sơ cứu và đáp ứng khi có tình huống cấp cứu

Tiêu chuẩn 10: Thiết lập được mối quan hệ tốt với người bệnh, gia đình và đồng nghiệp

Tiêu chuẩn 11: Giao tiếp hiệu quả với người bệnh và gia đình người bệnh

Tiêu chuẩn 12: Sử dụng hiệu quả các kênh truyền thông và phương tiện nghe nhìn trong giao tiếp với người bệnh và gia đình người bệnh

Tiêu chuẩn 13: Cung cấp thông tin cho người bệnh, người nhà về tình trạng sức khoẻ hiệu quả và phù hợp

Tiêu chuẩn 14: Xác định nhu cầu và tổ chức hướng dẫn, giáo dục sức khoẻ cho cá nhân, gia đình và cộng đồng

Tiêu chuẩn 15: Hợp tác với các thành viên nhóm chăm sóc

Lĩnh vực 2: Năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp

Tiêu chuẩn 16: Quản lý, ghi chép và sử dụng hồ sơ bệnh nhân theo quy định

Tiêu chuẩn 17: Quản lý công tác chăm sóc người bệnh

Tiêu chuẩn 18: Quản lý, vận hành và sử dụng các trang thiết bị y tế có hiệu quả

Tiêu chuẩn 19: Sử dụng nguồn tài chính thích hợp để chăm sóc

Tiêu chuẩn 20: Thiết lập môi trường làm việc an toàn và hiệu quả

Tiêu chuẩn 21: Cải tiến chất lượng chăm sóc và quản lý nguy cơ trong môi trường chăm sóc

Tiêu chuẩn 22: Nghiên cứu khoa học và thực hành dựa vào bằng chứng

Tiêu chuẩn 23: Duy trì và phát triển năng lực cho bản thân và đồng nghiệp

Lĩnh vực 3: Năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo đức nghề nghiệp

Tiêu chuẩn 24: Hành nghề theo quy định của pháp luật

Tiêu chuẩn 25: Hành nghề theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN