Khám phá Y học Cổ truyền thông qua sáu cuốn sách cực hay

Đối với sinh viên, ngoài những giáo trình thì sinh viên Y học Cổ truyền cần tìm đọc thêm nhiều sách liên quan để tích luỹ và mở rộng thêm kiến thức. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho sinh viên 6 cuốn sách Y học Cổ truyền nên đọc.

Sáu cuốn sách hay về Y học Cổ truyền

Bộ sách Những câu chuyện Trung Hoa xưa – Danh Y của tác giả Trình Ngọc Hoa

Trong cuốn “Những câu chuyện Trung Hoa xưa – Danh Y” viết về những phát hiện cũng như cách chữa trị các bệnh nội ngoại khoa bằng những phương thuốc cổ truyền của các danh Y Trung Quốc.

Cuốn sách này viết về các danh Y nổi tiếng như Biển Thước (thời Chiến Quốc), Thương Công (ông tổ sáng lập ra hồ sơ bệnh án), Trương Trọng Cảnh (Kinh Phương đại sư), Hoa Đà (thánh Y), Tôn Tư Mạc (Vua thuốc), Tiền Ất (ông thánh nhi khoa), Lý Thời Trân (học giả y dược thời Minh), Trần Thực Công (thầy thuốc ngoại khoa nổi tiếng), Diệp Thiên Sĩ (14 tuổi làm nghề Y), Từ Đại Xuân (danh Y bác học).

Trung Hoa là một nền văn minh lớn, có lịch sử phát triển lâu đời với nhiều thành tựu rực rỡ, là một trong những cái nôi của nền Y học Cổ truyền. Do vậy, bạn đọc có thể tìm đọc cuốn sách này để có thêm thông tin về Y học Cổ truyền Trung Quốc thời xa xưa.

Bộ sách Hải Thượng Lãn Ông Y Tông Tâm Lĩnh của tác giả Hải Thượng Lãn Ông

Trong lịch sử Y học Cổ truyền Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông chiếm vị trí quan trọng trong nền Y học dân tộc, là một đại danh Y của đất nước.

Bộ sách của ông được đánh giá cao cả trong và ngoài nước. Bộ sách này đã đánh dấu bước tiến mới trong nền Y học cổ truyền của Việt Nam, góp phần phát triển nền y học của đất nước. Bộ Hải Thượng Y Tôn Tâm Lĩnh bao gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm lý, pháp, phương, dược và biện chứng luận trị về nội khoa và ngoại khoa, sản phụ khoa, khoa nhi, cấp cứu… đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh.

Sách đã được dịch và xuất bản ở miền Bắc trước năm 1970, nay đính chính lại được thu gọn trong 2 cuốn – mỗi cuốn 2 tập.     

Kim quỹ yếu lược của tác giả Trương Trọng Cảnh, được biên dịch bởi GS. Trần Thuý và TS. Vũ Nam

“Kim quỹ yếu lược phương luận” là phần tạp bệnh của sách “Thương hàn tạp bệnh luận” do Trương Trọng Cảnh viết từ thời Đông Hán. Đây là cuốn sách đầu tiên viết về chẩn trị tạp bệnh theo lý luận biện chứng của y học cổ truyền. Sách có giá trị cao cả về lý luận cũng như ứng dụng lâm sàng. “Kim quỹ yếu lược” cho thấy đây là những nội dung quan trọng chủ yếu và cần thiết về y học cổ truyền được tóm tắt lại.

Sách gồm có 20 chương phân tích các mạch chứng và cách chữa của các bệnh. Đây được coi là một trong những cuốn sách kinh điển mà những người học, nghiên cứu, quan tâm về Y học Cổ truyền nhất định không được bỏ qua.

 Bộ sách Hoàng đế nội kinh của soạn giả Chơn Nguyễn

Hoàng Đế nội kinh là tác phẩm kinh điển của nền y học Đông phương và là quyển sách gối đầu giường của các bậc danh y từ cổ chí kim.

Bộ sách gồm 9 quyển, trong đó có 81 thiên, trong mỗi thiên được chia ra làm nhiều đoạn. Mỗi đoạn trong các thiên đều trình bày theo hệ thống: Phiên âm – Dịch nghĩa – Chú thích – Bình giải.

Phòng bệnh và trị bệnh theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa ( Macrobiotics, the way of health and happiness) của GS. Ohsawa

Sau nhiều năm nghiên cứu, Giáo sư Ohsawa và những người theo ông đã gây dựng một phong trào Thực Dưỡng rộng lớn trên thế giới. Ở nhiều nước kể cả những nước có nền y học hiện đại tiên tiến như Mỹ, Nga, Anh, Đức, Pháp, Nhật, … đã có những tổ chức nghiên cứu, ứng dụng và truyền bá phương pháp này cả ở cấp chính phủ và liên chính phủ. Cách phòng và trị bệnh bằng thực dưỡng hiện đã được Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO nhìn nhận, và thuật ngữ Macrobiotics được sử dụng càng ngày càng phổ biến trên các diễn đàn quốc tế về y học và xã hội học như là một biện pháp tích cực để giải quyết những vướng mắc trong công tác chăm sóc sức khỏe và phục vụ đời sống con người.

Sinh viên có thể tham khảo thêm cuốn sách này để mở rộng hơn kiến thức về Y học Cổ truyền nước bạn.

Dược học Cổ truyền toàn tập của GS.BS Trần Văn Kỳ

Cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn đọc những tư liệu bổ ích trong công việc thừa kế học tập,nghiên cứu, phát huy phát triển Y học cổ truyền ở thời đại ngày nay. Cuốn sách gồm những phần chính như sau:

Phần 1: Giới thiệu đại cương về thuốc Y học cổ truyền, bao gồm: tên gọi, cách phân loại,đặc điểm và tính chất của thuốc, cách phối ngũ, những cấm kỵ trong dùng thuốc, liều lượng và các dạng thuốc thường dùng trên lâm sàng.

Phần 2: Giới thiệu hơn 250 vị thuốc thường dùng. Đối với mỗi vị thuốc đều có giới thiệu tính vị quy kinh của thuốc, tác dụng dược lý theo y lý cổ truyền (có phần trích dẫn theo Y văn cổ để tham khảo).

 Những lợi ích quan trọng của việc đọc sách

Sách là một nguồn tri thức bất tận của nhân loại, là liều thuốc tinh thần chữa lành những vết thương khi bạn gặp phải một vấn đề gì đó trong cuộc sống. Vì thế, đọc sách là một hành trình vô cùng ý nghĩa đối với tất cả mọi người. Đặc biệt đối với giới sinh viên nói chung, sinh viên Y nói riêng thì công cuộc này càng quan trọng hơn nữa. Dưới đây là cá lợi ích quan trọng của việc đọc sách:

  Đọc sách giúp nâng cao hiểu biết: Sách là nguồn tri thức vô hạn, giúp người đọc bổ sung thêm kiến thức và nâng cao vốn hiểu biết của mình. Sách đóng vai trò bổ trợ cho mọi hoạt động giáo dục về nhận thức và ý thức.

  Tăng cường kỹ năng tư duy, phân tích, tập trung: Trong quá trình đọc, não bộ và mọi giác quan được đưa về trạng thái tập trung cao độ. Chính lúc này, khả năng tư duy và phân tích nội dung cũng được đẩy mạnh nhằm tiếp thu tri thức được truyền tải trong mỗi trang sách. Qua đó, giúp chúng ta cải thiện sự tập trung, suy nghĩ cũng trở nên nhanh nhạy và sắc bén hơn.

  Đọc sách giúp rèn luyện trí nhớ: Khi đọc sách, người đọc sẽ phải ghi nhớ những nội dung và tình tiết. Chính điều này đã giúp bạn nâng cao khả năng ghi nhớ và đây chính là một trong những lợi ích tuyệt vời của việc đọc sách mang lại cho mỗi chúng ta.

  Giảm căng thẳng: các chuyên gia cho rằng khi tâm trí người đọc bị cuốn vào một cuốn sách hay, chỉ mất sáu phút để cơ thể sẽ bắt đầu thư giãn. Trên thực tế, khi việc đọc sách được thử nghiệm với nhiều hình thức thư giãn truyền thống, nó đã làm giảm căng thẳng tới 68% và là phương pháp được xếp hạng cao nhất trong số những phương pháp được thử nghiệm.

  Xây dựng thói quen lành mạnh: Một trong những lợi ích của đọc sách khác là giúp người đọc xây dựng một lối sống lành mạnh. Bạn sẽ ít bị ảnh hưởng bởi các trò tiêu khiển độc hại, hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại. Nhờ đọc sách bạn sẽ rèn được thói quen đi ngủ sớm, dậy sớm, tỉnh táo và sắp xếp thời gian biểu hợp lý hơn.

 Trên đây là sáu cuốn sách hay về Y học Cổ truyền mà những ai đang học tập, nghiên cứu và quan tâm đến Y học Cổ truyền có thể tìm đọc để mở rộng thêm vốn kiến thức. Để tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến Y học Cổ truyền, mời bạn đọc theo dõi các trang của trường Cao đẳng Y Hà Nội.