Những lưu ý khi dùng thuốc Y học Cổ truyền

Thuốc Y học Cổ truyền đều lành tính và xuất phát từ tự nhiên. Tuy nhiên, để dùng thuốc Y học Cổ truyền đạt hiệu quả tốt nhất vẫn cần kiêng kỵ một số thực phẩm. Để tìm hiểu về những đồ ăn thức uống cần kiêng kỵ cũng như những lưu ý trong khi dùng thuốc Y học Cổ truyền, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

 Tại sao cần có một số kiêng kỵ khi dùng thuốc Y học Cổ truyền

  Cân bằng năng lượng và dưỡng chất: Kiêng ăn một số loại thực phẩm không phù hợp trong một khoảng thời gian giúp tạo ra môi trường tốt nhất cho cơ thể hấp thụ cũng như sử dụng tối ưu các dưỡng chất từ thuốc Y học Cổ truyền.

  Giảm hiệu quả điều trị: Việc sử dụng thuốc nam thường dựa vào cơ chế hoạt động và tương tác với cơ thể. Nếu bạn không kiêng kỵ một số loại thực phẩm đã được chỉ định sẽ dẫn đến giảm hiệu quả điều trị.

  Tác dụng phụ: Một số thực phẩm có thể làm gia tăng nguy cơ gây ra tác dụng phụ của thuốc Y học Cổ truyền, hoặc gây các triệu chứng không mong muốn.

Một số kiêng kỵ khi dùng thuốc Y học Cổ truyền

Những thực phẩm  cần tránh: Khi uống một vị thuốc gì đồng thời phản ăn kiêng ăn một số đồ ăn kỵ với nó. Cụ thể:

  Không nên ăn hải sản và lòng trắng trứng khi dùng thuốc y học cổ truyền chữa dị ứng.

  Không ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, thịt chó… khi uống thuốc an thần

  Không ăn các thực phẩm có vị chua khi uống thuốc giải cảm

  Không ăn thực phẩm tanh như cua, ốc, thịt trâu, ba ba, rau sống, rau dền, mồng tơi khi uống thuốc ôn trung, khử hàn

  Tránh ăn các thức ăn có dầu mỡ khó tiêu khi uống thuốc diêu đạo, kiện tỳ

  Không nên ăn chuối tiêu khi uống thuốc thanh phế

  Đối với các thuốc bổ dưỡng, khi uống không nên ăn cải bẹ, đậu xanh (kể cả giá đỗ) và rau quả có tính lợi tiểu vì sẽ làm tăng khả năng thải trừ của thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

  Không nên ăn thịt  gà, da gà khi uống thuốc thanh nhiệt, giải độc

  Không nên ăn hành khi uống các bài thuốc có mặt ông

 

Ngoài ra, trong thời gian uống thuốc, không nên uống sữa và nước trà (trừ một số bài thuốc cổ phương dùng lục trà làm vị), bởi sữa và trà dễ phản ứng với các thành phần trong thuốc tạo ra các chất kết tủa gây cản trở cho việc hấp thu và ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.

Một số những lưu ý khác khi dùng thuốc Y học Cổ truyền

Thời điểm uống thuốc: Không nên uống thuốc khi quá no hoặc quá đói. Uống thuốc khi quá no sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc, nếu uống vào lúc quá đói, thuốc kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, gây cồn cào và khó chịu. Tốt nhất uống thuốc sau bữa ăn từ 1h30 đến 2h. Tuy nhiên, một số loại thuốc cần uống lúc đói để phát huy tác dụng, đó là trường hợp của thuốc tẩy xổ, thuốc nhuận tràng, thuốc tiêu đạo, thuốc trừ giun sán.

Cách uống thuốc: người bệnh cần chú ý và làm theo hướng dẫn, bởi có thuốc cần uống lúc nóng, có thuốc cần uống lúc nguội và có thuốc cần uống lúc ấm.

Không dùng thuốc quá liều: Dùng thuốc Y học Cổ truyền quá liều trong một thời gian dài có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho cơ thể, vì vậy, người bệnh cần khám và điều trị bệnh ở những cơ sở y tế đã được cấp phép, để được kê hoá đơn đúng liều lượng với tình trạng bệnh của mình.

Dùng thuốc Đông Y với đúng thể bệnh: với mỗi bệnh sẽ có những phương pháp điều trị riêng, không có phương thuốc nào dùng chung cho bất kỳ loại bệnh nào cả. Do vậy, cần sử dụng đúng thuốc với đúng bệnh được chẩn đoán, vì sử dụng sai không những bệnh không thuyên giảm mà có dẫn đến rất nhiều tác hại khó lường khác.

Không dùng thuốc kéo quá dài: Thời gian sử dụng thuốc Đông y cũng là một trong những sai lầm của khá nhiều người bệnh. Có những bệnh nhân sử dụng thuốc trong 1 thời gian dài, điều đó là không tốt và làm ảnh hưởng đến chức năng gan và thận như chu sa, đại giả thạch, lục thần khúc,… Thời gian sử dụng thuốc nên tùy theo tình trạng bệnh: 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày và tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của y, bác sĩ.

Không tự ý kết hợp thuốc Đông Y và Tây Y: Người bệnh cần lưu ý tuyệt đối sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sỹ và không được tự ý kết hợp cả thuốc Đông y và Tây y.

Sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ: Thuốc Y học Cổ truyền có thuốc uống và thuốc dùng ngoài da, do vậy người bệnh cần chú ý xem đó là loại thuốc gì để sử dụng cho đúng cách. Nếu sử dụng sai sẽ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Thận trọng trong quá trình sắc thuốc: Sắc thuốc là bước rất quan trọng, nếu sắc không đúng thì độc tính của thuốc có thể phát ra gây nên phản ứng cho cơ thể. Ví dụ như lá nhót khi sơ chế cần phải được làm sạch các lông tơ nếu không sẽ gây ngứa họng, ho, sưng niêm mạc họng… Ngoài ra, ấm sắc thuốc là ấm đất nung hoặc ấm sứ để không làm mất đi công năng của thuốc.

Xem thêm: Nguyên tắc và phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Y học Cổ truyền tại đây