Nguyên nhân gây bệnh theo Y học Cổ truyền

Xác định được nguyên nhân bệnh sẽ giúp cho việc điều trị trở nên hiệu quả hơn. Y học Cổ truyền cũng đã tổng hợp các nguyên nhân gây bệnh thường gặp. Hãy cùng HMC đi tìm hiểu các nguyên nhân đó trong bài viết dưới đây.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, Y học Cổ truyền đã phân thành 3 nhóm: nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân), nguyên nhân bên trong (nội nhân) và nguyên nhân khác.

Nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân)

Đây là những nguyên nhân đến từ điều kiện tự nhiên như địa lý, khí hậu, thời tiết… ảnh hưởng đến con người.

Ở ngoài tự nhiên, khí hậu luôn luôn biến đổi theo các mùa trong năm. Khi khí hậu thay đổi thì các khí cũng thay đổi theo. Bình thường ở ngoài tự nhiên luôn tồn tại 6 khí: Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hoả. Do vậy, khi khí hậu trái thường các khí này xâm nhập vào cơ thể trở thành nguyên nhân gây ra bệnh gọi là lục tà lục dâm. Các khí ít khi đơn độc gây ra bệnh mà thường kết hợp với nhau. 

Cụ thể như sau:

Về phong:

Phong có nội phong và ngoại phong. Phong có một số đặc điểm như: là dương tà cho nên khi vào cơ thể phong thường hay đi lên trên, tản ra ngoài, hay gây bệnh ở phần trên, phần ngoài cơ thể; phong thường xuất hiện đột ngột, phát bệnh nhanh, lui bệnh nhanh; có tính du tẩu; gây triệu chứng sợ gió, sợ lạnh, hắt hơi, chảy nước mũi, ho, co giật, mạch phù…

Phong có thể gây ra các bệnh như phong hàn (cảm lạnh, đau dây thần kinh ngoại biên, đau co cứng cơ, ban chẩn, dị ứng, viêm mũi dị ứng…), phong nhiệt (sốt, viêm đường hô hấp trên, thấp khớp cấp…), phong thấp (viêm khớp, đau dây thần kinh ngoại biên, thoái hóa khớp. phù dị ứng…), chứng nội phong (sốt cao co giật, cao huyết áp do can thận âm hư, tai biến mạch máu não…).

Về Hàn:

Hàn cũng có ngoại hàn và thương hàn với các đặc tính như: hay gây ngưng trệ làm bế tắc kinh lạc, gây triệu chứng đau, điểm đau cố định, khi được chườm nóng thì đỡ đau; thường gây co rút, gây co cứng, không có mồ hôi; triệu chứng sợ lạnh, không sốt, không đau đầu, nằm co…

Hàn có thể gây ra các bệnh như phong hàn, hàn thấp (đầy bụng, sôi bụng…), nội hàn (tỳ vị hư hàn, thận dương hư…).

Về Thử:

Thử là nắng, là dương tà, chủ khí vào mùa hạ, thường mắc bệnh do nắng. Có đặc điểm là gây triệu chứng sốt cao, viêm nhiệt; hay đi lên trên, tản ra ngoài; thường làm hao tổn tân dịch; khi vào cơ thể nhẹ gọi là thương thử còn nặng gọi là trúng thử;…

Thử có thể gây ra các bệnh như thử nhiệt (nhẹ sẽ là sốt cao, khát nước, đau đầu, mạch nhanh… còn nặng sẽ gây rối loạn tiêu hoá, nhiễm trùng hội chứng lỵ…).

Về Thấp:

Thấp cũng chia thành 2 loại: ngoại thấp và nội thấp. Có đặc điểm là gây bệnh ở phần dưới cơ thể, có tính bám sát không di chuyển nên bệnh thường dai dẳng, khó chữa; gây triệu chứng nặng nề; gây phù ở phần dưới cơ thể,…

Thấp gây ra các bệnh như viêm nhiễm đường tiêu hoá, tiết niệu, bệnh khớp, bệnh ngoài da, nhiễm khuẩn…

Về Táo:

Táo chia thành ngoại ráo và nội táo với đặc điểm là thường gây tổn thương tặng phế (triệu chứng mũi, họng khô, da nứt nẻ, ho khan có đờm…), gây sốt cao, khát nước, thích uống nước, mất nước, nhiễm độc thần kinh…

Táo gây ra các bệnh như táo nhiệt (sốt vào mùa thu như sốt xuất huyết, viêm não) và lương táo (cảm lạnh vào mùa thu).

Về Hoả:

Đặc điểm của Hoả là gây sốt cao, khát nước, da đỏ, mắt đỏ, thường gây chảy máu mũi, ban chẩn dị ứng, mụn nhọt, bệnh truyền nhiễm, phát ban, sưng lợi, chảy máu chân răng,…

Hoả gây ra phong nhiệt, thấp nhiệt và thử nhiệt.

Hoả có thể gây ra các bệnh như phong nhiệt, thấp nhiệt, thử nhiệt.

Nguyên nhân bên trong (nội nhân)

Do hoạt động về tinh thần, do quan hệ gia đình, xã hội, đời sống ảnh hưởng đến tâm sinh lý con người mà gây rối loạn tâm sinh lý bởi thất tình chí. Thất tình là 7 tình chí đó là mừng, giận, lo, nghĩ, buồn, sợ, kinh.

Trong trạng thái bình thường, sự biến đổi của tình chí có mức độ nhất định không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nếu sự biến đổi quá mức bình thường sẽ gây ra bệnh tình chí, đó là: Hỷ (vui, mừng), Nộ (giận dữ), Ưu (Lo lắng), Tư (Suy nghĩ), Bi (buồn), Kinh (sợ hãi), khủng (khiếp đảm)

Trong đó, Mừng quá làm hại tâm, gây bệnh cho Tâm, Giận dữ, cáu gắt là bệnh của Can, Buồn phiền quá là bệnh của Phế,  Lo lắng, suy nghĩ nhiều là bệnh của Tỳ,  Hay sợ hãi, hoảng hốt là bệnh của Thận.

Nguyên nhân khác (bất nội ngoại nhân)

Có rất nhiều bất nội ngoại nhân, trong đó kể đến một số nguyên nhân chính như đàm ẩm, ứ huyết, ăn uống, lao động, trùng tích, trúng độc, di truyền… Cụ thể như sau:

 

STT Nguyên nhân Đặc điểm Gây bệnh
1 Đàm, Ẩm Đàm là chất đặc, Ẩm là chất loãng. Khi tân dịch bị cản trở sẽ ngưng tụ lại biến thành đàm ẩm, tân dịch bị ngưng tụ là do chức năng của tỳ, phế, thận bị suy giảm.   Đàm gây ho, hen suyễn, tức ngực, khó thở, buồn nôn…

  Ẩm gây phù da, ho, đầy bụng, ăn uống kém…

2 Ứ huyết Do khí hư, khí trệ làm cho huyết ngưng trệ, gây xung huyết, chảy máu. Triệu chứng chủ yếu là đau do chèn ép, chảy máu, tụ máu dưới da, sưng, nề…
3 Ăn uống Ăn uống không đúng cách sẽ gây bệnh Ăn nhiều quá gây rối loạn tiêu hoá

Ăn nhiều chất sống lạnh sẽ ảnh hưởng đến tỳ, vị, làm chức năng tiêu hoá suy giảm

Ăn nhiều chất béo, gọt sẽ sinh nhiệt, sinh thấp

Ăn nhiều chất cay, nóng, chua, mặn, đắng sẽ ảnh hưởng đến phế, can thận, tâm, tỳ

Ăn thiếu chất dẫn đến âm hư, huyết hư, cơ thể suy nhược.

4 Lao động Chế độ lao động không phù hợp sẽ dễ gây bệnh   Không hoạt động thì khí huyết kém lưu thông, dễ sinh bệnh

  Lao động quá mệt nhọc, kéo dài sẽ sinh lao lực

 

5 Trùng tích, trúng độc Trùng tích sinh ra chủ yếu là do ăn uống không hợp vệ sinh cho nên nhiễm phải

trứng giun sán mà sinh bệnh.

Nhiễm giun sán, ngộ độc thức ăn…
7 Di truyền Một số bệnh do bố mẹ truyền lại cho con cháu Một số bệnh có thể di truyền như huyết áp, cận thị, điếc, tiểu đường,…
Một số tác nhân gây bệnh ở người
Một số tác nhân gây bệnh ở người

Như vậy có thể thấy, trong Y học Cổ truyền có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mà chúng ta phải quan tâm. Dựa theo các triệu chứng, y bác sĩ sẽ chuẩn đoán bệnh và có được phương pháp điều trị chuẩn xác nhất.