Telehealth là gì?
Telehealth hay còn gọi là y tế từ xa, là một ứng dụng của công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế, cho phép cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa thông qua các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, Telehealth đang dần trở thành một xu hướng mới trong Y tế hiện đại, mang đến nhiều lợi ích cho cả bệnh nhân và đội ngũ y tế.
Lợi ích của Telehealth
– Tiện lợi và dễ dàng tiếp cận: Bệnh nhân có thể tham gia tư vấn từ xa mọi lúc mọi nơi, chỉ cần có thiết bị kết nối Internet. Điều này đặc biệt hữu ích cho những người ở xa trung tâm y tế, người già yếu, người khuyết tật, hoặc những người bận rộn.
– Tiết kiệm thời gian và chi phí: Bệnh nhân không cần phải di chuyển đến bệnh viện, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại, khám bệnh.
– Nâng cao chất lượng dịch vụ: Telehealth giúp kết nối bệnh nhân với các chuyên gia y tế hàng đầu một cách dễ dàng, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả điều trị.
– Tăng cường hiệu quả quản lý bệnh: Telehealth giúp theo.dõi sức khoẻ bệnh nhân liên tục, hỗ trợ quản lý bệnh mãn tính tốt hơn, giảm nguy cơ nhập viện và biến chứng.
– Giảm nguy cơ lây nhiễm: Telehealth giúp hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa bệnh nhân và nhân viên y tế, đặc biệt quan trọng trong thời kỳ dịch bệnh.
Sự khác biệt giữa Telemedicine và Telehealth
Theo DWC, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nói chung, thuật ngữ Telehealth và Telemedicine thường được sử dụng thay thế cho nhau bởi cả hai được định nghĩa giống nhau như giáo dục y tế, theo dõi bệnh nhân điện tử, tư vấn bệnh nhân qua hội nghị truyền hình, ứng dụng không dây y tế, truyền báo cáo hình ảnh y tế và nhiều hơn nữa.
Tuy nhiên, trên góc độ kỹ thuật thì Telemedicine thực ra là “nhánh con” của Telehealth bởi Telehealth bao trùm rộng, gồm tất cả các dịch vụ y tế được cung cấp bằng cách sử dụng công nghệ viễn thông, còn Telemedicine lại đề cập cụ thể đến các dịch vụ lâm sàng.
Còn theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, Telehealth khác với Telemedicine, vì nó đề cập đến một phạm vi rộng hơn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa. Telemedicine dùng để chỉ các dịch vụ lâm sàng từ xa. Còn Telehealth thì gồm cả các dịch vụ lâm sàng và phi lâm sàng từ xa, như các cuộc họp, đào tạo liên tục.
Ví dụ, Telehealth cung cấp các ứng dụng y tế công cộng cảnh báo công chúng về một vụ dịch bùng phát nào đó, cung cấp nền tảng hội nghị truyền hình cho giáo dục, y tế. Telemedicine cung cấp ứng dụng dành cho thiết di động cho phép các bác sĩ điều trị bệnh nhân từ xa thông qua các cuộc gọi video. Hỗ trợ giải pháp phần mềm, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, gửi hình ảnh bệnh nhân phát ban hoặc hình ảnh nốt ruồi của bệnh nhân đến bác sĩ da liễu ở một địa điểm khác, để chẩn đoán nhanh.
Nói tóm lại, Ý nghĩa lớn nhất mà Telehealth được mong đợi chính là giúp cho cả ngành y tế phát triển đồng bộ, góp phần tích cực trong công cuộc chuyển đổi số của ngành.
Đối tượng nên sử dụng dịch vụ Telehealth
– Những người có bệnh mãn tính
– Người cao tuổi
– Những người có các triệu chứng bất thường
– Những người có lịch trình bận rộn
– Những người ở vùng sâu, vùng xa
Telehealth ở Việt Nam
Ra mắt giữa đại dịch Covid-19, Chương trình Telehealth (khám chữa bệnh từ xa) đã được triển khai đầu tiên tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vào ngày 18/4/2020.
Hiện tại Telehealth đã được triển khai tại nhiều bệnh viện tại các tỉnh thành. Đặc biệt phải kể đến ứng dụng chẩn đoán mô bệnh học từ xa của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hội chẩn gần 1.000 trường hợp bệnh với Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Giải phẫu bệnh từ xa (Telepathology) và thực hành chẩn đoán giải phẫu bệnh bằng cách hiển thị hình ảnh mô bệnh học trên màn ảnh, video thay vì xem tiêu bản trực tiếp trên kính hiển vi. Tiêu bản bệnh phẩm hiển thị trên slide kính sẽ được chụp bằng thiết bị quét để chuyển thành slide số có độ phân giải cao và có thể xem trực tiếp trên các thiết bị di động nhằm tư vấn các trường hợp khó và chẩn đoán sinh thiết tức thì.
Ý nghĩa lớn nhất mà Telehealth được mong đợi chính là giúp cho cả ngành y tế phát triển đồng bộ, góp phần tích cực trong công cuộc chuyển đổi số của ngành.
Có thể thấy, Telehealth là công cụ hữu ích giúp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và cải thiện sức khỏe cho người dân. Với nhiều lợi ích và tiềm năng phát triển to lớn, Telehealth hứa hẹn sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai của Y tế.
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin chung về Telehealth. Người đọc nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ dịch vụ telehealth nào.