Ứng dụng học thuyết Thiên nhân hợp nhất trong Y học Cổ truyền

Học thuyết Thiên nhân hợp nhất

Định nghĩa

Học thuyết thiên nhân hợp nhất nói lên giữa con người với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội luôn luôn mâu thuẫn và thống nhất với nhau. Con người thích ghi, chế ngự, cải tạo hoàn cảnh thiên nhiên và xã hội sẽ sinh tồn và phát triển

Trong Y học, người xưa ứng dụng học thuyết này để chỉ đạo các phương pháp phòng bệnh giữ sức khoẻ, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và để ra phương pháp chữa bệnh toàn diện.

 Khoa học hiện đại đã phát hiện nguyên sinh chất của mỗi loại tế bào trong cơ thể đều thích ứng với một điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… nó phản ứng nhạy bén với thay đổi của môi sinh như từ trường, điện năng của trái đất với áp lực khí quyển với sự hoạt động của mặt trời ” Nguyên sinh chất trong tế bào đều có mối liên quan đến vũ trụ “

 Những phát hiện trên về mối tương quan giữa con người với môi sinh với vũ trụ đã chứng minh rõ thêm về giá trị của học thuyết ” Thiên – nhân hợp nhất “.

Nội dung cơ bản

Hoàn cảnh tự nhiên và xã hội luôn luôn tác động đến con người

Theo Y học Cổ truyền, hoàn cảnh tự nhiên bao gồm khí hậu, thời tiết, địa lý, tập quán sinh hoạt. Còn hoàn cảnh xã hội là những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá của xã hội luôn luôn tác động đến tư tưởng tình cảm, đạo đức con người.

Trong đó, hoàn cảnh tự nhiên luôn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Như khí hậu với thời tiết bốn mùa gồm 6 thứ khí: phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả. Khi sức khoẻ yếu (chính khí hư), chúng sẽ trở thành những tác nhân gây bệnh bên ngoài gọi là tà khí. Hay hoàn cảnh địa lý khác như như miền đồng bằng, miền núi, hay miền Bắc, miền Trung, miền Nam… sẽ có những điều kiện tự nhiên khác nhau và sự thay đổi của chúng luôn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Thậm chí những phong tục tập quán của từng địa phương, những văn hoá phong tục tư tưởng lạc hậu không lành mạnh cũng có thể là những tác nhân không tốt về tâm lý xã hội là điều kiện gây ra các bệnh nội thương mà Y học Cổ truyền thường đề cập tới.

Con người luôn thích ứng với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội

Thời tiết, khí hậu và những điều kiện xã hội luôn tác động đến đời sống con người, có những yếu tố tích cực cần thiết cho sự sống của con người, ngược lại có những yếu tố tích cực cần thiết cho sự sống của con người, ngược lại có những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Con người cần thích nghi với hoàn cảnh, chế ngự và cải tạo tự nhiên và xã hội để sinh tồn và phát triển.

Muốn vậy, con người cần có sức khỏe, tinh thần phải vững vàng biểu hiện ở chính khí và các cơ năng thích ứng của cơ thể luôn luôn quân bình giữa các mặt âm, dương, khí huyết, tinh thần, tân dịch…

Ứng dụng học thuyết Thiên nhân hợp nhất trong Y học Cổ truyền

Nguyên nhân gây bệnh

Theo lý luận về Y học Cổ truyền, Học thuyết Thiên nhân hợp nhất được ứng dụng trước tiên trong giai đoạn chẩn đoán. Cụ thể, thầy thuốc phải biết vận dụng học thuyết kết hợp với nhiều mặt, kết hợp yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong để nắm được thời điểm gây bệnh, hiểu được hoàn cảnh.

Trong đó, hoàn cảnh tự nhiên, địa lý với lục khí như đã nêu trên là nguyên nhân gây ra các bệnh ngoại cảm. Khi trở thành tác nhân gây bệnh, lục khí còn được gọi là lục tà hay lục dâm.

Hoàn cảnh xã hội gây ra những yếu tố về tâm lý xã hội gọi là thất tình (vui, giận, buồn, lo, nghĩ, kinh, sợ) là những nguyên nhân gây các bệnh nội thương.

Hoàn cảnh tự nhiên, hoàn cảnh xã hội luôn luôn tồn tại tác động vào con người nhưng bệnh tật chỉ xảy ra do sự thay đổi nội tại của con người, đó là sự giảm sút sức đề kháng còn gọi là chính khí hư làm cơ thể không thích ứng được với ngoại cảnh.

Phòng bệnh

Xác định được nguyên nhân gây bệnh từ hoàn cảnh tự nhiên, hoàn cảnh xã hội như vậy, Học thuyết Thiên nhân hợp nhất cũng chỉ đạo những nội dung phương pháp phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe gồm cả phòng bệnh tích cực và phòng bệnh thụ động.

Về phòng bệnh tích cực:

  Thứ nhất, người dân cần cải tạo thiên nhiên, sử dụng thiên nhiên hiệu quả để phục vụ đời sống. Đời sống của mọi sinh vật nói chung và con người nói riêng luôn gắn liền với thiên nhiên. Mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên là một điều hiển hiện có thể thấy được ngay trong đời sống thường ngày. Con người được sinh ra từ thiên nhiên, thiên nhiên quyết định cuộc sống của con người và con người quyết định số phận của thiên nhiên.

Con người nhận ở môi trường tự nhiên: Thức ăn, nước uống, khí thở, cảnh đẹp để duy trì cuộc sống và giải trí. Con người cũng nhận ở môi trường các loại tài nguyên thiên nhiên: Kim loại, mỏ quặng các loại, than đá, khí đốt, gỗ rừng, gió, sức nước, sợi vải, cây trái … để đưa vào sản xuất chế biến phục vụ đời sống con người và phát triển xã hội.

Tuy nhiên, con người cho vào môi trường thiên nhân: rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp, rác y tế… khiến cho môi trường bị ô nhiễm. Do vậy, con người cần tích cực hơn trong việc cải tạo thiên nhiên. Người dân cần nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên, cùng chung tay bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất đến những hành động lớn hơn.

  Thứ hai, để có thể phòng bệnh tốt, con người cần chủ động rèn luyện thân thể thông qua tập thể dục thể thao như thái cực quyền, khí công, dưỡng sinh… Việc tăng cường thể dục thể thao, nâng cao sức đề kháng không chỉ mang lại một cơ thể khoẻ mạnh mà còn giúp con người tràn đầy năng lượng mỗi ngày.

Tập thể dục mỗi ngày là các giúp phòng ngừa nhiều nguy cơ bệnh tật. Theo đó, khi vận động vừa sức sẽ giúp cải thiện sức khỏe thể chất nhờ thúc đẩy tuần hoàn máu và sự dẻo dai của các khớp và nhóm cơ. Tập luyện thường xuyên còn giúp tăng cholesterol tốt trong máu, ngăn chặn sự hình thành các mảng bám trên thành động mạch, nhờ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao…

  Thứ ba, người dân cần xây dựng tinh thần lạc quan. Người dân có thể nâng cao tinh thần lạc quan thông qua tập thể dục đều đặn, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cười nhiều hơn, chia sẻ câu chuyện với người khác, suy nghĩ tích cực, ngừng đổ lỗi cho các vấn đề…

Tinh thần lạc quan cũng là cách phòng bệnh tốt, nghiên cứu đã chứng minh những người có tinh thần lạc quan, biết kiểm soát căng thẳng thì sẽ phòng chống các nguy cơ bệnh tật tốt hơn.

  Thứ tư, con người cần cải tạo các tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh

Để có thể cải tạo được các tập quán lạc hậu, người dân cần nhận biết được biểu hiện của chúng trong đời sống xã hội. 

Về phòng bệnh thụ động:

Người dân cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, mặc theo mùa, giữ gìn vệ sinh cá nhân và hoàn cảnh

Trong lao động và sinh hoạt, người dân cần điều độ hoạt động.

Điều trị bệnh toàn diện:

Học thuyết Thiên nhân hợp nhất cho rằng cần phải nâng cao chính khí con người bằng các phương pháp tổng hợp như:

  Tâm lý liệu pháp:

Sử dụng các liệu pháp tâm lý là phương pháp chữa trị bệnh chủ yếu thông qua việc sử dụng lời nói, các kỹ thuật trị liệu mang tính chuyên môn đặc thù hoặc các công cụ giao tiếp khác giữa nhà trị liệu và người bệnh. Phương pháp này được áp dụng để điều trị các bệnh tâm lý để không làm nó ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh.

  Dự phòng điều trị: dưỡng sinh, khí công, thái cực quyền… Trong điều trị cũng phải kết hợp với cả tập luyện để cơ thể nhanh chóng phục hồi hơn.

  Ăn uống bồi dưỡng: việc bồi dưỡng đủ chất dinh dưỡng để cơ thể có sự cân bằng Âm – Dương là việc rất quan trọng khi kết hợp điều trị cả với phương pháp dùng thuốc và phương pháp không dùng thuốc.

  Dùng các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp, thuốc…

  Khi dùng thuốc bao giờ cũng chú trọng đến các thuốc nâng cao các mặt yếu của cơ thể (bổ hư) về âm, dương, khí, huyết, tân dịch… rồi mới đến các thuốc tấn công vào tác nhân gây bệnh.

Phòng chống và đẩy lùi bệnh tật với ẩm thực dưỡng sinh

Như vậy có thể thấy, từ ba học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành, Thiên nhân hợp nhất; Y học Cổ truyền đi tới một quan niệm toàn diện, thống nhất, chỉnh thể trong công tác phòng bệnh, chẩn đoán và chữa bệnh.

Xem thêm: Ứng dụng học thuyết Âm Dương vào khám, chữa bệnh tại đây