Yếu tố quyết định tới thu nhập của ngành Y sĩ đa khoa

Y sĩ đa khoa là những trợ thủ đắc lực cho các bác sĩ, ngoài nhiệm vụ chuyên môn các y sĩ còn có thêm trách nhiệm thực hiện những công việc hành chính, văn phòng y tế… Vì thế nhu cầu về nguồn nhân lực này luôn tăng, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho các bạn trẻ. Đây cũng là ngành nghề có mức thu nhập ổn định, vậy những yếu tố nào ảnh hưởng tới mức lương của họ? Hãy cùng tìm câu trả lời ngay dưới đây.

Công việc Y sĩ đa khoa thường làm

Y sĩ đa khoa có thể làm nhiều công việc thuộc Y khoa, từ hành chính đến chuyên môn, cụ thể:

Những y sĩ chưa được cấp giấy phép hành nghề. Đối với những người này thì họ buộc nhận công việc theo sự sắp xếp của những người cấp trên, các bác sĩ, điều dưỡng. Công việc của họ sẽ đơn giản là xử lý những nhiệm vụ văn phòng, hành chính.

Các y sĩ đã được cấp giấy phép hành nghề. Nhóm y sĩ này sẽ có nhiệm vụ thiên về chuyên môn lâm sàng. Nhiều trường hợp họ còn được phép thực hiện những công việc như chẩn đoán điện tâm đồ cho bệnh nhân.

Xem thêm: Học Điều Dưỡng đa khoa hay Y sĩ đa khoa có triển vọng hơn tại đây

Mức lương của Y sĩ đa khoa

Y sĩ: Xếp lương như viên chức loại B, hệ số lương từ 1,86 – 4,06

Mức lương ngành Y đối với bác sĩ viên chức sẽ được tính theo công thức:

Lương = Hệ số lương*Mức lương cơ sở

Trong đó: Hệ số lương được xác định tùy thuộc vào từng chức danh như nêu trên. Còn mức lương cơ sở từ 01/07/2023 sẽ được tính là 1.8 triệu đồng/tháng.

Như vậy, Y sĩ có thể nhận mức lương từ 4 – 8 triệu/ tháng, chưa tính các khoản phụ cấp, tăng ca khác. Y sĩ làm việc tại các phòng khám hay bệnh viện tư nhân thì mức lương sẽ cao hơn.

Yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của Y sĩ đa khoa

Thị trường lao động

Thị trường lao động là một yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến lương của Y sĩ đa khoa. Bộ Y tế cho biết, hiện nay nhu cầu việc làm và tìm việc ngành y đang gia tăng rất nhanh. Tuy nhiên, vấn đề đào tạo vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường lao động đề ra. Việt Nam mỗi năm đều gia tăng dân số rất đông, chính vì vậy, mọi người ngày càng quan tâm đến nhu cầu sức khỏe và khám chữa bệnh nhiều hơn. Chưa kể đến việc các trung tâm chăm sóc sức khỏe tư nhân đang phát triển nên sự phân bố lực lượng lao động chưa đồng đều. Nhiều nơi thiếu số lượng lớn các bác sĩ, y tá, điều dưỡng,… Khi cung về lao động nhỏ hơn cầu về lao động thì tiền lương sẽ có xu hướng tăng. Như vậy, với sự thiếu thốn nguồn nhân lực khiến cho thị trường lao động cần đưa ra mức lương phù hợp, có những chính sách để thu hút và giữ chân các y, bác sĩ.

Tính chất công việc

Y sĩ là một công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng, kiến thức và chuyên môn để có thể hỗ trợ bác sĩ trong khám, chữa bệnh. Để trở thành Y sĩ đa khoa yêu cầu có kiến thức và kỹ năng rộng rãi về nhiều lĩnh vực khác nhau của y học bao gồm nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, phụ khoa, da liễu, tiêu hoá, hô hấp và nhiều chuyên khoa khác nữa. Nhờ vậy, Y sĩ đa khoa có khả năng chẩn đoán các triệu chứng và bệnh lý thông qua lịch sử bệnh, kiểm tra lâm sàng và sử dụng các phương pháp xét nghiệm. Người Y sĩ cũng có khả năng đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp cho các vấn đề sức khoẻ cơ bản hoặc hướng dẫn bệnh nhân đến các chuyên gia chuyên môn nếu cần. Với khối lượng công việc của Y sĩ đa khoa đảm nhiệm sẽ thường được trả lương cao hơn so với những công việc yêu cầu ít hơn.

Kinh nghiệm làm việc

Thâm niên công tác và kinh nghiệm làm việc thường đi đôi với nhau. Một Y sĩ qua nhiều năm công tác sẽ đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong nghề, hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra trong công việc, từ đó góp phần nâng cao bản lĩnh trách nhiệm của mình trước công việc đạt năng suất chất lượng cao vì thế mà thu nhập của họ sẽ ngày càng tăng lên. Như vậy, một y sĩ có tuổi nghề lâu năm và có nhiều kinh nghiệm trong nghề sẽ có mức lương cao hơn y sĩ mới ra trường. Vì họ đã quen với các công việc, xử lý công việc nhanh, không mất nhiều thời gian để học hỏi, làm quen với môi trường làm việc.

Vị trí công việc

Y sĩ có thể trở thành quản lý phòng ban hay nghiên cứu chuyên sâu hơn để trở thành điều dưỡng, bác sĩ hoặc trở thành giảng viên truyền đạt lại kiến thức cho những Y sĩ mới. Như vậy, ngoài công việc chuyên môn họ cũng có cơ hội trong giáo dục đào tạo. Vì thế, mức lương của họ còn phụ thuộc vào những công việc họ làm thêm bên ngoài.

Môi trường làm việc

Trên thị trường luôn tồn tại sự chênh lệch tiền lương giữa các khu vực tư nhân và nhà nước. Ngành Y tế cũng vậy, Y sĩ làm việc ở địa điểm khác nhau thì mức thu nhập cũng sẽ khác nhau. Đối với các y sĩ làm trong các bệnh viện, các khoa chuyên ngành thì mức lương sẽ thấp hơn so với phòng khám, bệnh viện tư nhân. Hơn nữa, mỗi nơi làm việc lại có những chế độ lương khác nhau khiến cho mức thu nhập của các y sĩ sẽ khác nhau.

Như vậy, hiện nay, Y sĩ đa khoa là đội ngũ cán bộ y tế không thể thiếu trong các hệ thống Y tế. Có thể thấy có rất nhiều nhân tố quyết định mức lương của một Y sĩ đa khoa, trong đó các yếu tố chính là tính chất công việc, kinh nghiệm làm việc, vị trí công việc cũng như môi trường làm việc.