Kháng sinh không phải là loại thuốc có thể lạm dụng và sử dụng tuỳ tiện, cần sử dụng theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ. Sau đây là những lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc kháng sinh.
Thuốc kháng sinh
Theo quan niệm truyền thống kháng sinh được định nghĩa là những chất do các vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn…) tạo ra có khả năng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Ngày nay, kháng sinh không chỉ được tạo ra bởi các vi sinh vật mà còn được tạo ra bằng quá trình bán tổng hợp hoặc tổng hợp hóa học, do đó định nghĩa kháng sinh cũng thay đổi, hiện nay kháng sinh được định nghĩa là những chất có nguồn gốc vi sinh vật, được bán tổng hợp hoặc tổng hợp hóa học. Với liều thấp nhất có tác dụng kìm hãm hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh.
Kháng sinh có tác dụng khác nhau trên từng loại vi khuẩn, một số kháng sinh có tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn được gọi là kháng sinh phổ rộng, một số loại khác tác dụng trên một số chủng vi khuẩn nhất định được gọi là kháng sinh phổ hẹp.
Các loại thuốc kháng sinh phổ biến: Có rất nhiều loại thuốc kháng sinh, tùy theo tình trạng bệnh và thể trạng sức khỏe, cơ địa của từng người mà các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn dùng riêng hoặc sử dụng kết hợp một số loại kháng sinh lại với nhau. Một số loại phổ biến phải kể đến chín là là thuốc kháng sinh Cephalexin, Erythromycin, Azithromycin, Clarithromycin, Amoxicillin,…
Tác dụng của thuốc kháng sinh: Sau khi vào tế bào, kháng sinh được đưa tới đích tác động là các thành phần cấu tạo cơ bản của tế bào vi khuẩn và phát huy tác dụng: kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn, đặc biệt có hiệu quả ở các vi khuẩn đang sinh trưởng và phát triển mạnh, bằng cách ức chế sinh tổng hợp tế bào vi khuẩn, gây rối loạn chức năng màng bào tương, ức chế sinh tổng hợp protein, ứng chế sinh tổng hợp acid nucleic…
Hậu quả của việc lạm dụng thuốc kháng sinh
– Làm giảm sự nhạy cảm của vi sinh vật đường ruột
– Có thể biến những lợi khuẩn có lợi thành lợi khuẩn gây hại
– Tăng khả năng kháng thuốc của vi khuẩn
– Tăng tiêu chảy, có thể dẫn đến tử vong ở trẻ nhỏ
– Tăng gánh nặng chi phí cho người bệnh…
Những lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc kháng sinh
– Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn
Các tác nhân gây bệnh có thể là virus, vi khuẩn, nấm, sinh vật đơn bào hoặc ký sinh vật (giun, sán…). Các kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn, ngoài ra mỗi nhóm kháng sinh chỉ tác dụng với một số loại vi khuẩn nhất định hay còn gọi là phổ tác dụng. Sử dụng cho bệnh virus hoặc sốt không phân biệt là không phù hợp trong hầu hết các trường hợp; nó gây ra tác dụng phụ của thuốc mà không mang lại lợi ích gì và góp phần làm vi khuẩn kháng thuốc.
– Phải chọn đúng loại kháng sinh: Tùy theo vị trí nhiễm khuẩn mà thầy thuốc có thể dự đoán khả năng nhiễm loại vi khuẩn nào và căn cứ vào phổ kháng sinh mà lựa chọn cho thích hợp. Nếu dùng kháng sinh không đúng thuốc làm giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí không đúng loại sẽ không có hiệu quả.
– Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh
Không phải tất cả các đối tượng sử dụng kháng sinh đều có hiệu quả như nhau, đặc biệt đối với phụ nữ có thai, người già, người bị suy gan, suy thận. Vì thế, tùy từng thể trạng của mỗi bệnh nhân mà có cách sử dụng kháng sinh hợp lý.
Khi bạn được kê đơn kháng sinh, hãy luôn trao đổi với bác sĩ, dược sĩ về những thuốc bạn đang dùng, tiền sử dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn của mình. Đồng thời, cung cấp thông tin đầy đủ liên quan các bệnh lý đi kèm, tình trạng có thai hoặc đang có nhu cầu có thai để được kê đơn loại kháng sinh phù hợp.
– Phải dùng kháng sinh đúng liều đúng cách: liều lượng thuốc hàng ngày được dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ/ dược sĩ. Không nên tự ý tăng hay giảm liều, nhất là giảm liều sẽ làm cho kháng sinh tác dụng không đầy đủ và gây nên kháng thuốc. Trường hợp tương đối khá phổ biến là bệnh nhân dùng thuốc một vài ngày, mặc dù chưa hết liều nhưng thấy bệnh đỡ nên tự ý giảm liều hoặc ngừng dùng thuốc. Điều này có thể làm bệnh nặng lên trong đợi điều trị đó và gây kháng thuốc trong tương lai.
– Phải dùng kháng sinh đủ thời gian: thời gian sử dụng thuốc kháng sinh cũng phải đảm bảo đúng quy định. Thông thường được dùng 7-10 ngày. Một số loại kháng sinh được dùng tùe 7-10 ngày. Một số loại kháng sinh có thể được chỉ định dùng trong 5 ngày, các biệt chỉ có loại dùng trong 3 ngày như azithromycin. Có những trường hợp kháng sinh được dùng nhiều ngày hơn để điều trị bệnh thương hàn, bệnh lao…
– Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết: kháng sinh cũng giống như những loại thuốc khác, chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế. Việc phối hợp 2 hay nhiều kháng sinh cùng lúc chỉ dành cho người có chuyên môn. Vì vậy, bạn không nên tự ý vận dụng cách phối hợp kháng tại nhà mà nên đến các cơ sở y tế để nhận được sự tư vấn.
– Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý: chỉ có những trường hợp đặc biệt thầy thuốc mới cho dùng thuốc kháng sinh gọi là phòng ngừa. Ví dụ, dùng kháng sinh phòng ngừa trong phẫu thuật do nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu. Hoặc người bị viêm nội mạc tim đã chữa khỏi những vẫn phải dùng thuốc kháng sinh để ngừa tái nhiễm.
Như vậy có thể thấy, để sử dụng hợp lý và an toàn thuốc kháng sinh cần tuân thủ rất nhiều nguyên tắc, cách tốt nhất là chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ và sự hướng dẫn của dược sĩ.