Hoa hồng không chỉ được trồng làm cảnh mà còn là một cây thuốc quý, dễ kiếm. Để tìm hiểu thêm về bài thuốc này mời bạn đọc theo dõi ngay dưới đây.
Loại hoa hồng được sử dụng trong Y học Cổ truyền
Từ ngàn năm qua, từ các bậc đế vương, giới quý tố đã sử dụng hoa hồng cho mục đích nâng cao sức khoẻ và làm đẹp, trong Y học Cổ truyền vẫn còn lưu giữ hàng trăm bài thuốc có thành phần là hoa hồng.
Trong số tất cả những loài hoa chữa bệnh và ăn được, hoa hồng là loại hoa phổ biến nhất mà lại có rất nhiều công dụng. Theo Y học cổ truyền, hoa hồng có vị ngọt, tính ấm, tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng. Người Trung Quốc và nhiều nước Châu Á đã dùng nước hoa hồng để chữa bệnh từ rất lâu đời.
Chúng ta có thể thấy có rất nhiều loại hoa hồng tuy nhiên, trong Đông Y thường sử dụng hoa hồng đỏ (mai khôi hoa) và hoa hồng trắng (hồng bạch) để làm thuốc.
Để có thể làm thuốc, thầy thuốc Đông Y thường hái những đóa hoa mới nở, bỏ đài, cuống, phơi trong bóng râm cho khô rồi cất vào lọ kín, không phơi nắng để khỏi tan hương vị của hoa.
Công dụng của hoa hồng đỏ và hoa hồng trắng đã được ông cha ta công nhận từ xa xưa, đồng thời cũng đã được nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm nghiên cứu, trong đó có nhiều chuyên gia đến từ Đại học Dược Hà Nội và Viện Nghiên cứu Dược liệu Việt Nam.
Một số bài thuốc từ hoa hồng đỏ
Nhìn chung, hoa hồng đỏ có vị ngọt, tính ôn, vào kinh can có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu thũng, giải độc.
Tác dụng của bài thuốc từ hoa hồng đỏ: chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, vết thương sưng tấy, tràng nhạc, viêm họng, băng huyết, lở mồm, chống mất ngủ…
Một số bài thuốc cụ thể từ hoa hồng đỏ:
Để chữa rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh với bài thuốc hoa hồng đỏ 9g kết hợp với ích mẫu 9g sắc nước uống trong ngày hoặc có thể lấy rễ hoa hồng đỏ 30g phối hợp với hoa mào gà 30g và 9g ích mẫu sắc nước, lọc bỏ bã rồi thêm trứng gà hầm kỹ uống.
Đối với phụ nữ muốn chữa băng huyết thì có thể lấy 20g cánh hoa hồng mới nở hãm với 1 lít nước sôi trong 30 phút. Khi nước đã có màu đỏ, đem lọc rồi cho thêm 50g đường khuấy tan. Mỗi lần uống từ 200-250ml uống đều hàng ngày đến khi cầm máu thì dừng uống.
Để chữa viêm họng thì đem hoa hồng đỏ pha loãng với nước đun sôi để nguội, thêm mật ong, vài hạt muối rồi súc miệng hàng ngày.
Hoa hồng đỏ cũng có thể chữa tràng nhạc, lao hạch khi hầm rễ cây hoa hồng đỏ 15g với cá để ăn.
Ngoài ra, hoa hồng có thể chữa loét lở mồm, phồng rộp lưỡi với bài thuốc: 5g bột hoa hồng đỏ (hoa sấy khô, tán nhỏ) ngâm với 25ml rượu trong vòng 24h, đem đun lửa nhỏ cho rượu bay hơi, còn lại nước sền sệt, cho thêm 30g mật ong vào đun nhẹ, khuấy đều, để nguội. Dùng bông chấm thuốc bôi vào chỗ loét rộp. Ngày bôi từ 2 – 3 lần.
Một số bài thuốc từ hoa hồng trắng
Trong khi đó, hoa hồng trắng thường có vị ngọt, tính bình, trị ho cho trẻ em rất hiệu quả. Loại hoa hồng trắng hỗ trợ trị ho là hoa hồng cổ, có nơi còn gọi nó là hoa hồng bạch ho. Hoa hồng bạch ho khác biệt với các giống hồng bạch khác ở chỗ cánh nó mỏng, mép cánh hoa cong chúp tròn, hoa nhiều cánh nhưng cành mềm nên hoa thường rủ xuống.
Đầu tiên, hoa hồng trắng có thể trị ho thông thường ở trẻ em. Phụ huynh chỉ cần chuẩn bị cánh tươi hồng trắng khoảng 1 bông, quất chín 1 quả, đường hoặc mật ong nửa thìa cà phê, tất cả cho vào một chén con sạch hấp cơm rồi nghiền nát, gạn lấy nước cho trẻ uống, làm nhiều lần trong ngày.
Không những thế, bài thuốc từ hoa hồng trắng còn có thể trị ho gà- bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp. Đối với việc trị ho gà ở trẻ em, phụ huynh lấy 5 bông hoa hồng trắng, 5ml nước lá hẹ (giã vắt), 1ml nước chanh, 1g phèn phi, 20ml nước đường hoặc mật ong sau đó chưng cách thuỷ hoa hồng với ít nước rồi nghiền nát, gạn lấy nước, xong sau đó mới trộn lẫn các vị với nước hoa hồng, chưng cách thuỷ hoặc hấp cơm cho uống làm nhiều lần trong ngày.
Hoa hồng trắng còn có thể chống táo bón với bài thuốc hoa hồng trắng còn tươi hoặc khô 20-40g, hãm với 100ml nước sôi trong 15 -20 phút, thêm 1/2 thìa mật ong hoặc đường, uống 2 -3 lần trước bữa ăn.
Các bài thuốc này đều được nghiên cứu và tổng hợp lại trong cuốn sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”. Tức là nó đã được khoa học kiểm nghiệm, hoàn toàn an toàn, người dân có thể an tâm sử dụng các bài thuốc này.
Tuy nhiên, cũng có một số lưu ý khi sử dụng các bài thuốc về hoa hồng. Đó là những người tỳ vị hư yếu hoặc có thai thì sẽ không được dùng. Đồng thời khi chọn hoa cần chọn hoa hồng không có thuốc bảo vệ thực vật. Hơn nữa, trong quá trình sử dụng thuốc cũng cần quan sát các dấu hiệu khi uống, nếu thấy dấu hiệu bất thường cần đưa đi bệnh viện khám ngay.
(Hoa hồng trắng cánh mỏng, mép hoa cong chúp tròn, nhiều cánh, cành mềm và thường rủ xuống có thể trở thành nhiều bài thuốc hay, đặc biệt là bài thuốc trị ho hiệu quả)
Kết luận:
Hoa hồng quả là một loài hoa tốt cả gỗ lẫn cả nước sơn khi nó chẳng những đẹp, chẳng những thơm mà còn cực kỳ có ích cho việc điều trị các bệnh viêm khớp, khó tiêu, sốt, táo bón và các vấn đề tiết niệu… Ngoài ra, cánh hoa hồng giàu vitamin E, A, C, D và B3. Cánh hoa hồng cũng có đầy đủ các chất chống oxy hóa . Nhiều người đã dùng cánh hoa hồng làm trà hay thả vào nước ấm để tắm giúp thư giãn và giảm đau đầu căng thẳng.
Với những thông tin trên, mong rằng sẽ mang đến cho bạn đọc thêm nhiều tri thức về Y học Cổ truyền và các bài thuốc hay từ dân gian.
Để theo dõi thêm kiến thức về Y học Cổ truyền mời bạn đọc theo dõi các trang thông tin của HMC.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y HÀ NỘI
🏠Địa chỉ: Số 40 ngõ 20 đường Mỹ Đình, Phường Mỹ Đình 2,
Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
🌏Website: caodangyhanoi.org
☎️Hotline: 0966659045