Đạo đức Điều dưỡng

Chăm sóc người bệnh là chức năng quan trọng của người Điều dưỡng, tuy nhiên đạo đức điều dưỡng sẽ quy định những chuẩn mực chi phối quyết định và hành vi Điều dưỡng. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn về tiêu chuẩn đạo đức Điều dưỡng và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho cán bộ y tế hiện nay.

Đạo đức Điều dưỡng là gì?

Đạo đức là các nguyên tắc đạo đức chi phối cách một người hoặc một nhóm sẽ hành xử hoặc tự ứng xử. Trong tâm liên quan đến tính đúng và sai của các hành động và bao gồm quá trình ra quyết định nhằm xác định hậu quả cuối cùng của các hành động đó. Đạo đức điều dưỡng là một khái niệm nằm trong phạm trù đạo đức. Là một nhánh của đạo đức đề cập đến vấn đề đạo đức trong thực hành Y học.

Từ thời đại của Florence Nightingale, bà đã viết mục đích thật sự của điều dưỡng là đặt người bệnh vào điều kiện tốt nhất để thiên nhiên tác động vào họ.

Ngày nay, Điều dưỡng được coi là chẩn đoán và điều trị các đáp ứng của con người đối với vấn đề sức khỏe đang xảy ra và sẽ xảy ra. Để làm được các vấn đề trên người Điều dưỡng không những phải không ngừng học tập nâng cao trình độ mà còn phải có đạo đức trong công việc chăm sóc. Chăm sóc được coi là hoạt động của con người, mang tính truyền cảm về nhân bản. Đạo đức Điều dưỡng là kim chỉ nam của người Điều dưỡng giúp người Điều dưỡng không bị lạc hướng trong khi thực hiện nhiệm vụ cao cả của mình.

Nói tóm lại, đạo đức là một hệ thống với các tiêu chuẩn nghề nghiệp mà mọi người Điều dưỡng phải hiểu biết một cách cạn kẽ để hướng dẫn tất cả hành vi của mình quy về một mục tiêu chung trong suốt quá trình hành nghề.

 Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Điều dưỡng viên

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV quy định về tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, qua đó tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên cụ thể như sau:

– Tận tụy phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

– Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.

– Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.

– Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

– Tôn trọng quyền của người bệnh, tôn trọng phụ nữ, quyền con người;

– Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.

Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho cán bộ Y tế hiện nay

Việc giáo dục đạo đức cho cán bộ Y tế có tầm quan trọng đặc biệt, trong đó phải kể đến là góp phần hình thành nền tảng nhân cách người cán bộ và góp phần ngăn chặn sự xuống cấp đạo đức ở một bộ phận cán bộ Y tế hiện nay.

Giáo dục đạo đức góp phần hình thành nền tảng nhân cách người cán bộ: Nhân cách là tổng thể những phẩm chất và năng lực xã hội của con người được hình thành và phát triển trong các hoạt động và các quan hệ của mỗi cá nhân với người khác, với xã hội. Cấu trúc tổng thể của nhân cách bao gồm hai thành tố cơ bản là đức và tài. Đức là cơ sở, nền tảng của nhân cách. Sự phát triển của đạo đức là cơ sở và điều kiện để con người phát huy tài năng và làm cho tài năng trở nên có ích cho xã hội. Ngược lại, tài năng làm cho đạo đức trở thành đạo đức thực tế, không phải là đạo đức suông.

Giáo dục đạo đức góp phần ngăn chặn sự xuống cấp đạo đức ở một bộ phận người cán bộ Y tế hiện nay: Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, những tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, của hội nhập, của giao lưu văn hóa đang ảnh hưởng tiêu cực đến lĩnh vực y tế. Những hiện tượng gây khó dễ cho người bệnh, thiếu tận tâm trong hoạt động nghề nghiệp, thiếu tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, thiếu trách nhiệm với cộng đồng, sa sút trong lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ y tế không chỉ ảnh hưởng đến công tác khám, chữa bệnh, phục vụ bệnh nhân, mà còn làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào ngành y tế nước nhà. Giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc chính là một trong những giải pháp chủ yếu góp phần đẩy lùi tình trạng xuống cấp đạo đức ở người thầy thuốc.

Học Điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y Hà Nội

Trường Cao đẳng Y Hà Nội luôn chú trọng giảng dạy về Y đức bên cạnh những kiến thức và kỹ năng chuyên môn. 

Trường luôn tạo điều kiện cho sinh viên thực tập tại các cơ sở y tế từ sớm và thường xuyên tổ chức những buổi thăm quan tại bệnh viện.

Bên cạnh các giờ học về đạo đức nghề nghiệp, thầy cô thường xuyên kết hợp chia sẻ những câu chuyện thực tế, giúp sinh viên hiểu và nhớ sâu hơn về y đức trong nghề Điều dưỡng.

Nội dung thi một số môn học lý thuyết và thực hành sẽ luôn có yếu tố y đức trong đó.

Có thể thấy, Đạo đức Điều dưỡng là vô cùng quan trọng, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cần phải ra sức học tập và rèn luyện cho mình những đạo đức quý giá này. Việc này đòi hỏi các cơ sở đào tạo cần chú trọng đến giáo dục đạo đức trên cả hai phương diện: lý thuyết và thực hành. Với phương diện lý thuyết, các hình thức giáo dục chủ yếu là giảng giải, truyền đạt những tri thức về đạo đức, những yêu cầu, những chuẩn mực đạo đức trong quan hệ hành nghề. Với phương diện thực hành, trước hết và thường xuyên là giáo dục bằng và thông qua các quan hệ, các hoạt động nghề nghiệp; theo đó, các chủ thể định hướng cho sinh viên rèn luyện, tu dưỡng và thể hiện những yêu cầu những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp….