Học Điều dưỡng có làm Nhân viên Y tế học đường được không là băn khoăn của nhiều phụ huynh, học sinh có định hướng làm việc tại phòng y tế của các cơ sở giáo dục. Vậy hãy cùng Trường Cao đẳng Y Hà Nội tìm câu trả lời ngay dưới đây.
Nhân viên Y tế học đường là công việc gì?
Với tốc độ phát triển của cuộc sống hiện đại kéo theo những áp lực. Nhiều biểu hiện của rối loạn về sức khỏe tâm thần trong lứa tuổi học đường không ngừng tăng. Tuy nhiên, không ít nhà trường, phụ huynh đánh đồng biểu hiện đó với những biến đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì. Do vậy, nhân viên Y tế học đường trở thành vị trí quan trọng trong các cơ sở giáo dục.
Y tế học đường là một lĩnh vực thuộc chuyên ngành Y tế dự phòng bao gồm một hệ thống các phương pháp, biện pháp nhằm bảo vệ, nâng cao sức khỏe học sinh, biến các kiến thức khoa học thành các kỹ năng sống của lứa tuổi học đường.
Y tế học đường là một lĩnh vực thuộc chuyên ngành Y học dự phòng nghiên cứu tác động của điều kiện sống, sinh hoạt và học tập lên cơ thể học sinh, trên cơ sở đó xây dựng và triển khai các biện pháp can thiệp phù hợp nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho các em học sinh phát triển một cách toàn diện.
Các lĩnh vực của Y tế học đường bao gồm: Quản lý và chăm sóc sức khỏe trong trường học, Vệ sinh trường học, Giáo dục sức khỏe trong trường học…
Thông tin vị trí việc làm Nhân viên y tế học đường sẽ không bị xếp vào nhóm hỗ trợ, phục vụ của Thông tư số 19/2023/TT-BGDĐT và Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT mà được xếp vào vị trí làm việc chuyên môn dùng chung với các vị trí thư viện, kế toán, văn thư… được hưởng lương, phụ cấp đặc thù theo quy định sẽ giúp nhiều trường triển khai hoạt động hỗ trợ y tế hiệu quả hơn.
Về nhiệm vụ và công việc của nhân viên Y tế học đường:
– Quản lý và chăm sóc sức khỏe trong trường học
+ Khám và điều trị một số bệnh thông thường: cảm cúm, đau bụng, đau đầu, tiêu chảy, nhiễm trùng ngoài da…
+ Tiến hành sơ cấp cứu ban đầu. Nhằm xử lý ngay tại chỗ sớm nhất các tai nạn, các biến chứng do tai nạn gây ra như: chảy máu, gãy xương, bong gân, sai khớp, ngừng tim, ngừng thở, điện giật, đuối nước, bỏng, ngộ độc, súc vật cắn, dị vật rơi vào mắt, dị ứng, động kinh…
+ Khám sức khỏe định kỳ và phân loại sức khỏe học sinh.
+ Quản lý hồ sơ sức khỏe học sinh
– Triển khai các chương trình phòng chống bệnh tật và tai nạn thương tích trong trường học
+ Phòng chống các bệnh truyền nhiễm như bệnh truyền qua đường hô hấp (lao, cúm, bạch hầu, ho, gà, sởi, sốt ban, thuỷ đậu, đau mắt đỏ, quai bị, SARS, H5N1…), Bệnh truyền qua đường tiêu hoá (tả, lỵ, thương hàn, bại liệt, tiêu chảy cấp, giun sán, viêm gan siêu virus A…), Bệnh truyền qua đường máu (sốt, Viêm não Nhật Bản, Viêm gan B, sốt rét…), Bệnh truyền qua da và niêm mạc (uốn ván, than, lậu cầu, giang mai, leptospira, dại, mắt hội, HIV/AIDS…)
+ Phòng chống bệnh tật học đường (cong vẹo cột sống, cận thị…)
+ Phòng chống tai nạn, thương tích
+ Chương trình chăm sóc sức khỏe trong trường học (Chăm sóc răng miệng, phòng chống lao, phòng chống mắt hột…).
– Giáo dục sức khoẻ
+ Giáo dục vệ sinh cá nhân cho học sinh
+ Nâng cao hiểu biết và kỹ năng phòng chống bệnh tật
+ Giáo dục giới tính
– Công tác đảm bảo vệ sinh môi trường
Những điều kiện để làm Cán bộ Y tế học đường
Về trình độ chuyên môn:
Tại Điểm a, Khoản 2, Điều 9 Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của liên Bộ Y tế – Giáo dục và Đào tạo quy định, “Nhân viên y tế trường học phải có trình độ chuyên môn từ y sỹ trung cấp trở lên”. Quy định này dựa trên những căn cứ sau:
– Phù hợp với Khoản 2, Điều 5 tại Quyết định số 73/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về hoạt động y tế trong các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học thì trình độ của cán bộ làm công tác y tế trường học từ trung cấp y trở lên.
– Nhân viên y tế trường học cần phải có đủ trình độ để sơ cấp cứu ban đầu, thực hiện khám, chữa bệnh, phòng, chống hiệu quả các bệnh tật học đường như cận thị, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng và chăm sóc sức khỏe tâm thần… cho học sinh trong trường học.
Ngoài trình độ chuyên môn, vị trí này cũng đòi hỏi các ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc trước đó tại các cơ sở giáo dục cũng như yêu trẻ, am hiểu tâm lý lứa tuổi. Ứng viên cũng cần có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc.
Điều dưỡng viên làm Cán bộ Y tế học đường được không?
Câu trả lời là Không. Bởi hiện tại, theo yêu cầu về tính chất công việc tương ứng với nội dung đào tạo, ngành Y tế học đường chỉ tuyển Y sĩ.
Tuy vị trí nhân viên Y tế học đường hiện không tuyển dụng Điều dưỡng viên, nhưng cử nhân Điều dưỡng vẫn có cả một danh sách những nơi săn đón. Đó là các cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là hệ thống bệnh viện công, bệnh viện tư, hay bệnh viện quốc tế.
Bên cạnh các cơ sở y tế thì các Điều dưỡng viên còn có cơ hội việc làm tại các Viện dưỡng lão hay Trung tâm bảo trợ xã hội. Đặc biệt, các Điều dưỡng viên trẻ trung có thể lựa chọn làm việc trong nước hoặc sang nước phát triển theo chính sách xuất khẩu nhân sự của riêng ngành Điều dưỡng.
Do vậy, mặc dù câu trả lời là không, tuy nhiên, các cử nhân Điều dưỡng vẫn có cơ hội làm việc rất rộng mở trong các cơ sở y tế từ cơ sở công đến tư, quốc tế… với mức thu nhập háp dẫn. Chúc các bạn đang và sẽ trở thành Điều dưỡng viên tương lai sẽ vững tin trên con đường theo đuổi đam mê và thành công với sự nghiệp của mình.