Kỹ năng giao tiếp của một Dược sĩ chuyên nghiệp

Kỹ năng giao tiếp của một Dược sĩ chuyên nghiệp

Tầm quan trọng của giao tiếp, ứng xử

Kỹ năng giao tiếp là khả năng của một người trong việc ứng xử và truyền đạt ý kiến, thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu đến người nghe. Bằng cách sử dụng các phương tiện giao tiếp như ngôn ngữ, cử chỉ, giọng điệu và biểu cảm khuôn mặt để tạo ra sự hiểu biết tương tác và truyền đạt thông điệp; bên cạnh quan sát, lắng nghe và phản hồi để đạt mục tiêu trong giao tiếp. Điều này giúp xây dựng mối quan hệ xã hội, làm việc nhóm và thể hiện sự chuyên nghiệp trong môi trường công việc.

Hiểu một cách đơn giản, kỹ năng giao tiếp là quá trình sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để định hướng, điều chỉnh và điều khiển quá trình giao tiếp đạt tới mục đích nhất định.

Đối với Dược sĩ, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ thể hiện tính chuyên nghiệp trong thi hành nhiệm vụ chuyên môn, giúp hoàn thành sứ mệnh của Dược sĩ, giúp Dược sĩ khẳng định vị thế của mình trước bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, tránh được các hạn chế trong giao tiếp, ứng xử gây nên sự bức xúc không đáng có của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Đối với người mua thuốc, kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp của Dược sĩ sẽ giúp tạo dựng niềm tin của người mua, tăng cường hiệu quả điều trị…

Kỹ năng giao tiếp của một Dược sĩ chuyên nghiệp

Đối với ngành Dược học, học phần kỹ năng giao tiếp sẽ trang bị cho người học các kiến thức về giao tiếp, cách lắng nghe, thấu hiểu người khác để vận dụng chăm sóc sức khỏe người bệnh, giao tiếp với khách hàng, với đối tác.

Kỹ năng giao tiếp bao gồm các yếu tố như ngôn ngữ, lắng nghe, biểu cảm cơ thể, tư duy logic, kiểm soát cảm xúc, tạo quan hệ tốt và đồng cảm.

Lắng nghe: Lắng nghe là chìa khoá của giao tiếp hiệu quả. Ngoài ra, dược sĩ không thể thực hiện được chiến lược lấy người bệnh làm trung tâm nếu thiếu khả năng nghe hiệu quả. Người bệnh và người nhà bệnh nhân là người biết nhiều thông tin về trình trạng sức khỏe của họ. Vì vậy, lắng nghe giúp dược sĩ tiếp nhận đầy đủ thông tin, thông điệp từ người bệnh và khuyến khích họ tiếp tục trình bày ý kiến, thể hiện sự tôn trọng, đồng cảm với người nói. Từ những thông tin được lắng nghe một cách đúng và đủ, dược sĩ – người bán lẻ thuốc mới có thể điều chỉnh các thông điệp tiếp theo trong giao tiếp với người bệnh, mới phản hồi phù hợp.

Truyền đạt thông tin: Dược sĩ cần giải thích tỉ mỉ, chính xác cách dùng thuốc, những dấu hiệu nhận biết bệnh điển hình, các tác dụng phụ có thể xảy ra khi người bệnh sử dụng không đúng cách hoặc quá liều… Qua kỹ năng truyền đạt thông tin tốt cũng giúp Dược sĩ lâm sàng tạo dựng được lòng tin từ phía người bệnh và áp dụng tốt phương pháp kiểm tra nhận thức của người bệnh với các thông tin được truyền đạt.

Giao tiếp phi ngôn ngữ: Cùng với giao tiếp bằng ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ rất cần thiết cho người làm nghề Dược. Khi đối diện với khách hàng hay bệnh nhân, sự thân thiện thể hiện qua ánh mắt hay khuôn mặt sẽ tạo bầu không khí thoải mái. Khi khách hàng cảm nhận được điều này, họ sẽ tin tưởng vào người Dược sĩ hơn.

Đặt câu hỏi: đặt câu hỏi cũng là kỹ năng rất cần thiết đối với Y sĩ để có thể thu thập được thông tin của bệnh nhân. Thông tin dược sĩ cần thu thập đó là tuổi, giới tính, bệnh, tiền sử bệnh, các thuốc từng dùng hoặc hiện đang dùng… Dược sĩ có thể tạo sự thân thiện bằng cách hỏi như “Xin chào anh chị” hoặc “Tôi có thể giúp được gì cho Anh/Chị?” và không nên tiết kiệm lời “cảm ơn”.

Những điều cần tránh trong giao tiếp của Dược sĩ

Khi giao tiếp trong nhà thuốc, một số lời nói và hành động của dược sĩ có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và thái độ của bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân. Điều này có thể khiến cho việc trao đổi thông tin cũng như việc mua bán thuốc trở nên khó khăn hơn. Để tránh các tính huống đó, các dược sĩ cần lưu ý một số điểm sau:

  Tránh sử dụng các thuật ngữ quá chuyên môn: người bệnh hoặc khách hàng thường có ít hoặc không có kiến thức chuyên môn về Y Dược, vì vậy những từ ngữ chuyên môn khó hiểu sẽ khiến người đọc không tiếp thu thông tin hiệu quả. VÌ vậy, Dược sĩ nên sử dụng từ ngữ đơn giản dễ hiểu.

  Tránh việc tư vấn cho quá nhiều khách hàng cùng một lúc, điều này sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy không được tôn trọng. Và tránh những nhầm lẫn có thể xảy ra.

  Hạn chế các hình thức tư vấn, quảng cáo về các dược phẩm, thực phẩm chức năng, không hỗ trợ hoặc ít hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh mà khách hàng cần tư vấn.

  Không tự ý giải quyết các tình huống vượt quá trách nhiệm, nghĩa vụ hay khả năng của mình, điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả khó lường…

  Không tỏ ra lúng túng, không chắc chắn trong lời nói và hành động khi tư vấn thuốc cho khách hàng, điều này sẽ gây nên cảm giác hoang mang, lo sợ cho khách hàng.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong chương trình đào tạo ngành Dược tại trường Cao đẳng Y Hà Nội

Trường Cao đẳng Y Hà Nội (HMC) là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Y có uy tín. Học tập ngành Dược tại trường, sinh viên không chỉ được học tập và rèn luyện kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà còn được rèn luyện cả những kỹ năng mềm. Sinh viên sẽ được các thầy cô tận tình chỉ bảo nâng cao các kỹ năng trong đó có kỹ năng giao tiếp.

Để giúp sinh viên trau dồi kỹ năng giao tiếp, ngoài những kiến thức đã được thầy cô truyền dạy trên lớp, các buổi thực hành lâm sàng, thực tập tốt nghiệp tại các bệnh viện và các cơ sở y tế thì các thầy cô hướng dẫn, đoàn thanh niên và hội sinh viên đã đưa ra nhiều hoạt động nhằm thu hút và khuyến khích sinh viên tham gia các câu lạc bộ như: câu lạc bộ máu, câu lạc bộ tình nguyện, câu lạc bộ truyền thông…và các chương trình thiện nguyện do đoàn trường tổ chức. Qua đó tạo sự tự tin, năng động ở mỗi sinh viên.

Ngoài ra, nhà trường, đoàn thanh niên, hội sinh viên là cầu nối sinh viên Dược với các nhà thuốc, các công ty dược phẩm, giúp các sinh viên đang theo học tại trường sớm có cơ hội làm quen, thực hành và áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã được truyền dạy vào thực tế, hình thành và rèn luyện các kỹ năng mềm, giúp sinh viên không bị bỡ ngỡ khi mới ra trường.

Để có thể cập nhật thêm các tin tức và thông tin tuyển sinh của trường Cao đẳng Y Hà Nội, mời bạn đọc theo dõi các trang của trường dưới đây:

  • Website: www.caodangyhanoi.org
  • Fanpage: https://www.facebook.com/TuyensinhCaodangYHaNoi

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì các bạn cũng có thể liên hệ về Nhà trường để được giải đáp kịp thời thông qua số hotline: 0966 659 045.