Để đảm bảo hiệu quả trong việc chăm sóc người bệnh, Điều dưỡng viên cần nắm vững và tuân thủ chính xác các quy trình Kỹ thuật Điều dưỡng chung do Bộ Y tế đề ra. Có nhiều quy trình kỹ thuật Điều dưỡng khác nhau, tuy nhiên vẫn gồm các bước cơ bản sẽ được phân tích rõ thông qua bài viết dưới đây.
Quy trình Điều dưỡng là gì?
Quy trình Điều dưỡng là một quá trình gồm nhiều bước mà người điều dưỡng phải trải qua trong hoạt động chăm sóc người bệnh.
Quy trình điều dưỡng bao gồm quy trình kỹ thuật điều dưỡng và quy trình chăm sóc. Trong đó, quy trình kỹ thuật điều dưỡng là tài liệu hướng dẫn về thực hành chuyên môn kỹ thuật cho từng chuyên ngành được thực hiện bởi điều dưỡng viên, kỹ thuật y, hộ sinh bao gồm một chuỗi các hoạt động/ các bước theo trình tự hướng đến hoặc được thực hiện trên một cá nhân với mục tiêu cải thiện sức khỏe, chẩn đoán hay điều trị một bệnh hoặc một chấn thương.
Quy trình chăm sóc là một loạt các hoạt động/các bước theo kế hoạch đã được định trước trực tiếp hướng tới một kết quả chăm sóc người bệnh riêng biệt nhằm ngăn ngừa, giảm bớt, hạn chế những khó khăn của người bệnh.
Mục đích của quy trình Điều dưỡng
Bộ Y tế đã tạo ra một quy trình Kỹ thuật Điều dưỡng bằng cách thiết lập các kế hoạch cụ thể để sắp xếp hoạt động. Mục tiêu của quy trình này là đảm bảo chất lượng chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân.
Quy trình Điều dưỡng là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của điều dưỡng, giúp cho việc CSNB được toàn diện, giúp cho việc chăm sóc được liên tục và không bỏ sót. Đồng thời Là tài liệu cung cấp thông tin về bệnh nhân, về công tác chăm sóc cho đồng nghiệp khác.
Các quy trình Điều dưỡng
Người điều dưỡng chuyên nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại sự an tâm cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.
Quy trình Kỹ thuật Điều dưỡng của Bộ Y tế đã được thiết lập sẵn, gồm nhiều bước và các hoạt động cụ thể để đảm bảo chất lượng chăm sóc bệnh nhân theo mục tiêu đã đề ra.
Theo quy trình hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam, các Kỹ thuật Điều dưỡng được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nhận định
Nhận định là sự thu lượm, đánh giá, thẩm định, và ghi chép chính xác các thông tin thích hợp với tình trạng hiện tại của người bệnh.
Thông tin thu thập được từ phần nhận định có thể được chia thành 2 loại: Thông tin khách quan và thông tin chủ quan. Trong đó, thông tin khách quan là loại thông tin mà người khác có thể nhận thấy được ở người bệnh. Còn thông tin chủ quan là thông tin người bệnh nhận thấy được và nói lại, người khác có thể không nhận thấy được.
Nguồn thông tin có thể thu thập: Người bệnh, gia đình, nhân viên y tế, hồ sơ người bệnh… có nhiều phương pháp thu thập thông tin như phỏng vấn ban đầu, khám thực thể hoặc thông qua kết quả xét nghiệm.
Bước 2: Chẩn đoán điều dưỡng
Chẩn đoán điều dưỡng có thể thực hiện theo công thức: Chẩn đoán điều dưỡng = Vấn đề của người bệnh + Nguyên nhân (nếu có). Chẩn đoán phải chính xác dựa trên sự việc có thật liên quan tới vấn đề của người bệnh. Lưu ý chẩn đoán điều dưỡng không phải là chẩn đoán Y khoa.
Chẩn đoán điều dưỡng sẽ mô tả sự phản ứng với bệnh tật của người bệnh, nó khác nhau với mỗi người bệnh, hướng tới nhu cầu cá nhân của người bệnh và sẽ thay đổi khi phản ứng của người bệnh thay đổi.
Bước 3: Lập kế hoạch chăm sóc
Có 3 bước phát triển kế hoạch chăm sóc: Thiết lập các vấn đề ưu tiên, viết ra các mục tiêu, viết kế hoạch chăm sóc.
Bước 4: Thực hiện kế hoạch
Thực hiện kế hoạch là những hành động cần thiết để hoàn thành sự can thiệp Điều dưỡng đã vạch ra, nó mang tính liên tục và tác động qua lại với các phần cấu thành khác của quy trình Điều dưỡng.
Bước 5: Đánh giá
Phần đánh giá của quy trình Điều dưỡng được sử dụng để đo lường sự đáp ứng của người bệnh đối với việc chăm sóc của người Điều dưỡng mà họ đã tiếp nhận. Quy trình đánh giá sẽ gồm 4 bước: thiết lập tiêu chuẩn đánh giá, so sánh sự đáp ứng của người bệnh với tiêu chuẩn đánh giá, kiểm tra việc hoàn thành mục tiêu đã đề ra và thay đổi kế hoạch chăm sóc.
Học Điều dưỡng hệ Cao đẳng ở đâu?
Trường Cao đẳng Y Hà Nội là một trong những cơ sở uy tín, có chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng.
Chương trình học được xây dựng bám sát với chương trình Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra, đồng thời cũng HMC cũng thiết kế chương trình theo định hướng học đi đôi với hành, với 70% thời gian sinh viên được học thực hành. Các môn thực hành, thực tập được sắp xếp xen kẽ với các môn lý thuyết, giúp sinh viên vừa nắm chắc kiến thức vừa vận dụng tốt kiến thức đó vào thực tiễn.
Trường cũng chú trọng đến đầu tư các trang thiết bị để sinh viên có thể thực hành các quy trình Điều dưỡng. Không những thế, để giúp sinh viên tốt nghiệp trở thành một cán bộ Y tế chuyên nghiệp, trường cũng nâng cao các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quản lý thời gian… cho sinh viên.
Lợi thế lớn nữa của HMC chính là các giảng viên có thâm niên kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu, các thầy cô đều tâm huyết với những phương pháp dạy truyền cảm hứng đến cho các sinh viên.
Do đó, các bạn sinh viên có thể lựa chọn học tập tại HMC để có thể viết tiếp giấc mơ trở thành Điều dưỡng viên của mình.