“Y sĩ đa khoa có mở được quầy thuốc không?” là điều mà sinh viên ngành Y sĩ đa khoa rất quan tâm. Để giải đáp câu hỏi này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Quầy thuốc là gì?
Để có thể hiểu đúng thủ tục mở nhà thuốc thì trước tiên cần hiểu đúng nghĩa quầy thuốc và phân biệt được quầy thuốc và nhà thuốc.
Theo điểm đ khoản 2 Điều 32 Luật Dược 2016, quầy thuốc là một loại hình của cơ sở bán lẻ thuốc. Ngoài quầy thuốc thì cơ sở bán lẻ thuốc còn bao gồm nhà thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.
Tưởng chừng là một tuy nhiên quầy thuốc và nhà thuốc lại hoàn toàn khác nhau. Quầy thuốc và nhà thuốc đều là cơ sở bán lẻ dược nhưng sự khác nhau cơ bản là nhà thuốc có quy mô lớn có thể mở được trên tất cả các địa bàn, người phụ trách phải tốt nghiệp hệ Đại học chuyên ngành dược. Còn quầy thuốc được phép mở tại các huyện, xã nằm ở vùng ngoại thành, ngoại thị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Người phụ trách chỉ cần tốt nghiệp từ hệ Trung cấp ngành Dược trở lên.
Xem thêm: Sự khác biệt giữa nhà thuốc và quầy thuốc tại đây
Thủ tục mở quầy thuốc
Theo quy định tại Luật Dược 2016 thì các cơ sở kinh doanh quầy thuốc (cơ sở bán lẻ thuốc) phải có chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo quy định.
Chứng chỉ hành nghề dược
Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc:
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp và phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định sau đây:
– Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sĩ);
– Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;
– Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược;
Giấy đăng ký hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp: Theo đó, tùy vào nhu cầu kinh doanh mà chủ sở hữu có thể lựa chọn đăng ký hộ kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
Để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự
Theo đó, nếu mở quầy thuốc tư nhân hay còn gọi là một trong các loại hình của cơ sở bán lẻ thuốc phải có địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc.
– Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược và vị trí công việc quy định tại Điều 11 của Luật Dược 2016 phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với cơ sở kinh doanh được quy định sau đây:
+ Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
+ Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
+ Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
+ Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền;
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng;
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc.
– Đồng thời, việc đánh giá đủ điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện 03 năm một lần hoặc đột xuất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Với những điều kiện như trên thì có thể thấy Y sĩ đa khoa chưa thể mở nhà thuốc ngay, nhưng vẫn có thể mở khi đáp ứng đủ điều kiện. Trước hết là cần học thêm văn bằng Dược để có đủ điều kiện chuyên môn cùng với cần có kinh nghiệm thực hành ít nhất 18 tháng tại cơ sở Dược.
Những điều kiện để Y sĩ đa khoa có thể mở quầy thuốc
Qua những phân tích trên, Y sĩ đa khoa có thể mở quầy thuốc khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
Đầu tiên, để mở quầy thuốc, Y sĩ đa khoa cần học thêm một văn bằng nữa là Cao đẳng Dược. Với trường hợp Y sĩ đa có bằng tốt nghiệp, Y sĩ có thể đăng lý học lên Cao đẳng Dược tại trường Đại học Y Hà Nội.
Sau khi có đủ điều kiện về văn bằng chuyên môn thì Y sĩ đa khoa cần có thời gian thực hành tại các cơ sở kinh doanh về thuốc ít nhất trong thời gian 18 tháng.
Với hai yếu tố trên, Y sĩ đa khoa sẽ đủ điều kiện để nộp hồ sơ xin cấp Chứng chỉ hành nghề Dược. Khi có được chứng chỉ hành nghề rồi, Y sĩ cần tính toán đến việc đăng ký hộ kinh doanh hay doanh nghiệp. Hộ kinh doanh thì do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì uỷ quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Còn đối với doanh nghiệp, là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Nếu đăng ký loại hình doanh nghiệp thì cần xác nhận doanh nghiệp là loại hình nào, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần hay công ty hợp danh.
Tiếp đó, cần chuẩn bị thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của quầy thuốc theo những trình tự cơ bản sau đây:
-Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Dược. Cơ sở kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị bao gồm: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo mẫu; Tài liệu về địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc; Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu pháp lý chứng minh việc thành lập cơ sở; Bản sao công chứng chứng chỉ hành nghề dược… Hồ sơ sẽ được nộp qua bưu điện hoặc trực tiếp tại Sở Y tế nơi cơ sở kinh doanh đặt trụ sở kinh doanh.
– Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
– Thẩm định xong, cơ quan sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 10 ngày làm việc với trường hợp không có yêu cầu khắc phục, sửa chữa. Còn nếu có yêu cầu khắc phục, sửa chữa thì sẽ được sửa trong thời hạn 5 ngày.
Khi hoàn tất đủ chứng chỉ hành nghề Dược, giấy đăng ký hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp và giấy đủ điều kiện kinh doanh của quầy thuốc thì Y sĩ đa khoa có thể làm hồ sơ xin mở quầy thuốc.
Tuy nhiên, có lưu ý đó là nếu Y sĩ đa khoa có thêm văn bằng Cao đẳng Dược thì có thể mở quầy thuốc tại huyện, thị xã, thị trấn, nhưng không được phép mở tại các thành phố lớn. Một vấn đề nữa là người bán chỉ có quyền bán lẻ thuốc và không được thay thế loại thuốc nào trong đơn thuốc mà không có sự đồng ý của người mua. Như vậy, mở quầy thuốc để tự làm chủ sẽ không phải là một việc quá khó khăn khi người học đủ kiên trì và đam mê.
Địa chỉ đào tạo Cao đẳng Dược chất lượng tại Hà Nội
Với những Y sĩ đa khoa mong muốn mở quầy thuốc thì việc học thêm văn bằng Cao đẳng Dược là điều tất yếu. Có rất nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành này, tuy nhiên trường Cao đẳng Y Hà Nội (HMC) là địa chỉ giáo dục uy tín Y sĩ có thể theo học.
HMC có đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm, truyền cảm hứng cho sinh viên. Đồng thời, các thầy cô luôn sắp xếp lịch học linh hoạt để sinh viên có thêm nhiều thời gian thực hành.
Thêm vào đó, cơ sở vật chất luôn được chú trọng đầu tư đồng bộ, đầy đủ. Phòng học được trang bị đầy đủ máy chiếu, điều hoà, âm thanh và mạng Internet… Để tạo thuận lợi trong buổi thực hành của sinh viên, trường cũng rất chú trọng đến các trang thiết bị của phòng thực hành và thí nghiệm, luôn được đầu tư mới để cập nhật xu thế.
Không những thế, HMC có liên kết hợp tác với các Bệnh viện, các quầy thuốc lớn… để đảm bảo cho sinh viên thực tập, trải nghiệm và nâng cao tay nghề. Trong đó có Bệnh viện 354 Bộ Quốc phòng, Bệnh viện Y học Phòng không- Không quân, Bệnh viện E Trung Ương, Bệnh viện 198 Bộ Công An, hệ thống nhà thuốc Long Châu…
Phương thức xét tuyển linh động cũng là một trong những điểm cộng rất lớn của HMC, tạo nhiều thuận lợi cho người học.
Như vậy, có thể thấy, HMC là cơ sở đào tạo uy tín sinh viên có thể theo học để Y sĩ đa khoa có thể thực hiện ước mơ mở phòng khám của mình.