Quản lý và cung ứng thuốc là một trong 5 chuyên ngành chính được đào tạo trong ngành Dược. Với kỹ năng này, sinh viên Cao đẳng Dược sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các bộ phận cung ứng thuốc của các doanh nghiệp, bệnh viện… đây cũng là một kỹ năng bổ trợ rất cần thiết cho những bạn có mong muốn mở quầy thuốc để kinh doanh tự do và làm chủ kinh tế của mình.
Cung ứng thuốc là quá trình đưa thuốc đến tay người ѕử dụng. Đâу là một chu trình khép kín gồm 4 nội dung có mối quan hệ chặt chẽ ᴠới nhau: lựa chọn thuốc, mua thuốc, phân phối và hướng dẫn ѕử dụng thuốc. Mỗi bước trong chu trình đều có vai trò quan trọng và tạo tiền đề cho các bước tiếp theo.
Mô hình hoạt động cung ứng
Chu trình cung ứng thuốc được thể hiện cụ thể như sau: Trước hết là đánh giá về tình trạng bệnh tật trên cả nước và lên phác đồ điều trị chuẩn. Sau đó cân đối nguồn kinh phí quốc gia, dự trù khả năng chi trả của bệnh nhân đồng thời phán đoán tình trạng bệnh trong thời gian tới để lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp nhất. Sau đó vận chuyển đến nơi trung gian như bệnh viện, nhà thuốc. Hai bên lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp. Bên sản xuất có trách nhiệm cung cấp đầy đủ những thông tin về thuốc cho bên nhận.Tại các đây, các dược sĩ sẽ kê đơn và hướng dẫn sử dụng an toàn, hợp lý cho người dùng.
Trong quá trình phân phối thuốc đến người sử dụng, cần tham khảo mô hình của các nước phát triển để học hỏi kinh nghiệm, làm sao để rút ngắn quá trình, tiết kiệm chi phí, đảm bảo giá thành hợp lý nhất đến cho người bệnh. Có thể nói hoạt động cung ứng thuốc xuất phát từ nguyện vọng chính đáng của người dân, lên kế hoạch phù hợp để bảo vệ tối đa quyền lợi của người sử dụng.
Mô hình hoạt động cung ứng thuốc gồm 5 nội dung: Tổng quát => Lựa chọn thuốc => Tìm kiếm, thu mua => Phân phối => Sử dụng => Quản lý.
Tổng quát
Khi bắt đầu lên kế hoạch, các bạn cần tìm hiểu thực trạng tình hình cung ứng thuốc của từng vùng và đặt ra mục tiêu cần đạt được. Sau đó cần xác định quy mô cung ứng thuốc rồi lên kế hoạch cung ứng theo 06 bước cơ bản sau:
– Thiết lập một đội hình có tổ chức kế hoạch;
– Xác định những mục tiêu và đối tượng của khu vực dịch vụ sức khỏe;
– Xác định những điểm quan trọng hơn để phát triển;
– Mô tả thực trạng tổ chức và nguồn cung cấp sẵn có;
– Xác nhận những sự thiếu hụt;
– Thiết lập chiến lược phát triển.
Lựa chọn thuốc
Lựa chọn thuốc ở đây chính là việc xác định xem các bạn nên mua loại thuốc gì và mua bao nhiêu.
Nguyên tắc chung khi lựa chọn thuốc là:
– Chọn số lượng thuốc tối thiểu để điều trị những bệnh quan trọng nhất được xác định dựa trên cơ sở dịch tễ học của tần số mục tiêu;
– Chỉ chọn thuốc được gọi tên đúng danh pháp;
– Chỉ chọn dạng liều cần thiết,
– Hoàn thiện danh mục thuốc có hệ thống và làm cho chúng đồng nhất với nội dung điều trị.
Tìm kiếm, thu mua thuốc
Các bước trong quá trình tìm kiếm, thu mua thuốc cần đảm bảo như sau:
– Xem xét lại danh mục thuốc đã lựa chọn;
– Cân bằng giữa nhu cầu và khả năng tài chính;
– Lựa chọn phương pháp thu mua;
– Giới hạn và lựa chọn cơ sở cung ứng;
– Xác định rõ các điều khoản hợp đồng;
– Theo dõi những khâu quan trọng;
– Tiếp nhận và kiểm tra thuốc;
– Thanh toán;
– Phân phối thuốc;
– Thu thập thông tin từ người tiêu dùng.
Trong các bước thu mua, tìm kiếm, việc lựa chọn nhà cung ứng thuốc là vô cùng quan trọng. Muốn chọn được nhà cung ứng thì đầu tiên phải xác định đúng nguồn cung ứng, độ tin cậy của các nhà cung ứng, giới hạn nhà cung ứng.
Nguồn cung ứng có thể là các sản phẩm của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài; sản phẩm của các nhà sản xuất địa phương hoặc các sản phẩm từ những chương trình giúp đỡ song phương của các tổ chức Quốc tế, các tổ chức từ thiện…
Phân phối thuốc
Phân phối thuốc là hoạt động phân chia và di chuyển, bảo quản thuốc trong quá trình di chuyển từ kho của cơ sở sản xuất thuốc, nhập khẩu thuốc hoặc từ cơ sở phân phối cho đến người sử dụng hoặc đến các điểm phân phối hoặc giữa các điểm phân phối bằng các phương tiện vận chuyển khác nhau.
Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn về phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhằm bảo đảm chất lượng của thuốc, nguyên liệu làm thuốc được duy trì thông qua việc kiểm soát đầy đủ các hoạt động trong quá trình phân phối và tránh sự thâm nhập của thuốc, nguyên liệu làm thuốc không được phép lưu hành vào hệ thống phân phối.
Phân phối thuốc gồm 04 nội dung:
– Cung cấp thông tin về thuốc cho BN và các phần tử trung gian;
– Tồn trữ thuốc;
– Vận chuyển, giao nhận thuốc đến các kênh phân phối;
– Thanh, quyết toán tiền thuốc.
Hướng dẫn sử dụng thuốc
Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý là trách nhiệm của người Dược sĩ khi bán thuốc cho người sử dụng.
Để sử dụng thuốc an toàn hợp lý cần chọn được thuốc hợp lý, trong đó 3 vấn đề quan trọng là: phối hợp thuốc phải đúng (không có tương tác bất lợi), khả năng tuân thủ điều trị của người bệnh cao (số lần dùng trong ngày ít, khả năng chi trả phù hợp với người bệnh) và có chỉ dẫn dùng thuốc đúng.
Công tác quản lý
Để vận hành tốt chu trình cung ứng thuốc đòi hỏi sự quản lý khá tỉ mỉ. Nội dung quản lý bao gồm: Tổ chức cung ứng thuốc, Lập chiến lược giảm giá hệ thống để tăng năng lực cung ứng thuốc, đảm bảo sự an toàn của hệ thống và thiết kế chương trình huấn luyện để đảm bảo an toàn.
Ý nghĩa của việc cung ứng thuốc
Chữa bệnh bằng thuốc có rất nhiều ưu điểm: nhanh, rẻ tiền, dễ sử dụng. Vì vậy những viên thuốc tuy nhỏ bé nhưng có tác dụng kì diệu đối với sức khỏe con người. Cung ứng thuốc có vai trò gì? Cung ứng thuốc có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, Đảng và nhà nước ta luôn đề cao hoạt động này với hai mục tiêu chủ yếu là:
– Cung cấp thuốc đầy đủ, chất lượng tốt, giá cả phù hợp
– Tư vấn để người dân sử dụng đúng cách, an toàn, hiệu quả
Để hoàn thành những mục tiêu đó, nhà nước cũng cần đề ra những chính sách tích cực như cấp kinh phí mua thuốc cho công tác đề phòng bệnh, dịch bệnh, cấp cứu chấn thương, sốt rét, nhất là cấp thuốc miễn phí cho người dân ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo, trợ cấp thuốc cho những đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên.
Những thách thức đối với quản lý cung ứng
Duy trì một nguồn tài chính ổn định:
– Đạt được sự cân bằng giữa ngân sách tài chính và mức chi trả
– Nâng cao chất lượng cung ứng thuốc gắn liền với nâng cao hiệu quả thực hiện trên cơ sở nguồn lực sẵn có, cung cấp nguồn tài chính nhiều hơn hoặc cân đối lại nhu cầu thuốc.
Cải thiện chế độ pháp lý và nâng cao tính hiệu quả của hệ thống cung ứng thuốc công lập
– Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
– Cải thiện tính minh bạch trong quản lý
– Quy định và nâng cao tính trách nhiệm trong quá trình thực hiện
– Xây dựng và thực hiện chính sách, hệ thống quy định pháp lý
– Củng cố và tăng cường sự kết hợp chặt chẽ trong hệ thống tổ chức và thực hiện
Thay đổi nhận thức và hành vi của người cung ứng, cán bộ y tế, bệnh nhân và cộng đồng nói chung trong sử dụng thuốc
– Cải thiện chất lượng kê đơn và phân phối, cấp phát thuốc
– Cải thiện nhận thức về sử dụng thuốc và tính tuân thủ điều trị của bệnh nhân
– Tái định hướng và vai trò quản lý của nhà nước đối với hoạt động cung ứng thuốc nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thuốc
– Tính sẵn có của thuốc
– Khả năng tiếp cận về mặt địa lý
– Khả năng chi trả cho thuốc
– Tính chấp nhận được đối với thuốc.
Cơ hội việc làm cho sinh viên với chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc
Ở chương trình đào tạo Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Hà Nội, những môn học bắt buộc, không thể thiếu đó là: pháp chế, quản lý dược, kinh tế dược, marketing dược. Tất nhiên sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức về sức khỏe ở những môn cơ sở ngành, cung cấp những nội dung liên quan đến tiêu chuẩn thực hành nhà thuốc tốt – GPP để quản lý chuỗi cung ứng thuốc hiệu quả, đảm bảo chất lượng, ngăn ngừa tình trạng thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc kém chất lượng xuất hiện tràn lan trên thị trường. Ngoài ra, những môn học về kiểm nghiệm và bào chế thuốc cũng rất quan trọng giúp sinh viên ra trường có thể xin làm Kỹ thuật Viên kiểm nghiệm thuốc ở Viện, trung tâm kiểm nghiệm chất lượng thuốc hoặc tham gia nghiên cứu, sản xuất thuốc trong các công ty Dược.
Những sinh viên được định hướng theo chuyên ngành cung ứng thuốc thì công việc sau này chủ yếu là làm việc trong các khoa Dược của bệnh viện, chịu trách nhiệm về hoạt động cung ứng thuốc. Công việc cụ thể của bạn là: lập hồ sơ danh mục những loại thuốc bệnh viện, cấp phát thuốc, quản lý tồn trữ thuốc, hướng dẫn sử dụng cho bệnh nhân đúng cách, đúng liều.