Cuộc sống càng phát triển thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng tăng vì vậy mà ngành điều dưỡng cũng trở thành xu hướng việc làm hấp dẫn đối với giới trẻ. Đã có nhiều thí sinh sớm có định hướng với ngành nghề này nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn không biết là theo học ngành Điều dưỡng tại Cao đẳng Y Hà Nội thì chương trình đào tạo sẽ bao gồm những môn học nào? Và sau khi ra trường làm công việc gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin hữu ích.
Sinh viên sẽ được học những gì tại Cao đẳng Y Hà Nội
Có nhiều thí sinh thắc mắc rằng khi theo học ngành Điều dưỡng của trường Cao đẳng Y Hà Nội sẽ được học những môn học nào trong chương trình đào tạo. Với chương trình của ngành học này, sinh viên được cung cấp lượng kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về y học. Đặc biệt là những kiến thức và kỹ năng chăm sóc và phục vụ người bệnh. Dưới đây là các môn học mà các Điều dưỡng viên cần phải trải qua:
Các môn đại cương
Bất kỳ ngành học nào hay học bất cứ trường nào, sinh viên đều cần bổ sung những kiến thức cơ bản để làm nền tảng tư tưởng và đạo đức nghề nghiệp sau này. Điển hình như các môn: Giáo dục Chính trị, Tiếng Anh cơ sở, Tin học, Giáo dục quốc phòng – An ninh, Giáo dục thể chất và Pháp luật
Các môn học cơ sở
Sau khi hoàn thành các học phần đại cương, sinh viên sẽ được học các môn khoa học tự nhiên và kiến thức y học cơ sở. Đây đều là những môn học tạo tiền đề cho sinh viên ngành điều dưỡng: Tiếng Anh chuyên ngành, Sinh lý bệnh, Giải phẫu – Sinh lý, Dược lý, Điều dưỡng cơ sở (1+2), Tổ chức Y tế và Y đức, Hóa sinh, Vi sinh – Ký sinh trùng, Dinh dưỡng – Tiết chế, Dịch tễ và các bệnh truyền nhiễm, Sức khỏe – môi trường và vệ sinh
Kiến thức chuyên ngành
Khi bắt đầu học các môn chuyên ngành điều dưỡng thì sinh viên cần học giỏi những môn này trong nội dung kiến thức: Điều dưỡng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Quản lý điều dưỡng chuyên khoa, Y học cổ truyền, Chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chăm sóc sức khỏe người lớn, Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực, … Những môn học chuyên ngành này là phần cốt lõi nhất mà bất cứ ai cũng cần phải nắm thật rõ để có thể vận dụng trong quá trình làm việc sau này.
Xem thêm: Chương trình đào tạo Cao đẳng Dược có gì? Tại đây
Tóm tắt nội dung của các môn học chuyên ngành và cơ sở
Các môn học cơ sở
- Giải phẫu – Sinh lý: Sinh viên sẽ được học những kiến thức cơ bản về chức năng, hoạt động của các cơ quan, hệ thống các cơ quan trong cơ thể con người và đặc điểm giải phẫu của các bộ phận, cơ quan trong cơ thể người; kiến thức về chức năng, hoạt động của các cơ quan và mối liên hệ với dấu hiệu lâm sàng.
- Hoá sinh: những kiến thức cơ bản và có hệ thống về hóa sinh: Các sinh chất chủ yếu và chuyển hóa của chúng ở tế bào của cơ thể sống; các nguyên tắc, cách xác định và ý nghĩa một số xét nghiệm hóa sinh lâm sàng thông thường.
- Vi sinh – Ký sinh trùng: gồm đặc điểm cơ bản về hình dạng, cấu trúc, nuôi cấy, kháng nguyên và miễn dịch của vi sinh – ký sinh trùng; mối quan hệ của vi sinh – ký sinh trùng với môi trường và cơ thể con người, khả năng và cơ chế gây bệnh; nguyên tắc phòng và chống vi sinh – ký sinh trùng gây bệnh; các phương pháp xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh.
- Sinh lý bệnh: bao gồm các quy luật hoạt động của các cơ quan, hệ thống cơ quan bị bệnh, các quá trình bệnh lý điển hình – quy luật hoạt động của bệnh nói chung; hệ thống các cơ quan và tế bào tham gia vào đáp ứng miễn dịch; …
- Dược lý:gồm các kiến thức cơ bản về hoạt động của thuốc trong cơ thể người bao gồm các nguyên lý dược động học như: hấp thu, phân bố, chuyển hóa, bài tiết, tác dụng và tác dụng phụ và cách sử dụng của một số thuốc thường dùng.
- Dinh dưỡng – Tiết chế: bao gồm những kiến thức về khoa học dinh dưỡng và khoa học thực phẩm để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho các đối tượng ở cộng đồng; các kiến thức đánh giá và giám sát dinh dưỡng trong theo dõi và phát hiện những vấn đề dinh dưỡng ở cộng đồng;….
- Sức khỏe – Môi trường vệ sinh: bao gồm những kiến thức cơ bản về các yếu tố môi trường và ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sức khoẻ; Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường.
Các môn chuyên ngành
- Y học cổ truyền: gồm những kiến thức cơ bản về lý luận Y học cổ truyền: Một số phương pháp chẩn trị của Y học cổ truyền; Ứng dụng được một số phương pháp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe bằng Y học cổ truyền;
- Giáo dục sức khoẻ trong thực hành điều dưỡng: Được học về các phương pháp, nội dung, các kỹ năng giáo dục sức khoẻ, vai trò của người điều dưỡng trong việc nâng cao sức khỏe và thể trạng của cá nhân, gia đình và cộng đồng.
- Điều dưỡng cơ sở (2 học phần): bao gồm những kiến thức cơ bản về lịch sử điều dưỡng; mục đích, nguyên tắc và các chuẩn thực hành điều dưỡng; đạo đức, định hướng phát triển; quy trình điều dưỡng; thực hành các kỹ thuật cơ bản trong chăm sóc người bệnh.
- Kiểm soát nhiễm khuẩn: gồm kiến thức cơ bản về sự an toàn của người bệnh trong môi trường bệnh viện; các nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện; các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn,….
- Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh Nội khoa: Nắm được những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe cho người lớn mắc các bệnh nội khoa và chuyên khoa hệ nội; thực hiện các kỹ thuật và quy trình chăm sóc nội khoa.
- Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực: những kiến thức cơ bản về chăm sóc người bệnh trong tình trạng cấp cứu, nguy kịch và chăm sóc đặc biệt; thực hiện các kỹ thuật và quy trình chăm sóc người bệnh trong các trường hợp.
- Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: Cung cấp những kiến thức cơ bản về những thay đổi về tâm sinh lý và các vấn đề sức khỏe của người cao tuổi; Nhu cầu chăm sóc của người cao tuổi và vai trò của người điều dưỡng. Thực hiện các kỹ thuật và quy trình.
- Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh Ngoại khoa: bao gồm những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe cho người lớn mắc các bệnh ngoại khoa và chuyên khoa hệ ngoại; Thực hiện các kỹ thuật và quy trình.
- Sức khỏe phụ nữ, bà mẹ, gia đình và Chăm sóc điều dưỡng: Được học những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe phụ nữ, sức khỏe người mẹ khi có thai, trong và sau khi đẻ và thời kỳ mãn kinh. Thực hiện các kỹ thuật và quy trình chăm sóc.
- Chăm sóc sức khỏe trẻ em: bao gồm những kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh lý, bệnh lý ở trẻ em trong các giai đoạn phát triển của trẻ; chăm sóc sức khỏe trẻ em; thực hiện các kỹ thuật và quy trình chăm sóc nhi khoa
- Chăm sóc sức khỏe người bệnh truyền nhiễm: bao gồm những kiến thức cơ bản về bệnh truyền nhiễm, chăm sóc điều dưỡng người mắc bệnh truyền nhiễm; thực hiện các kỹ thuật và quy trình chăm sóc.
- Chăm sóc sức khỏe tâm thần: bao gồm những kiến thức cơ bản về sức khỏe tâm thần và chăm sóc sức khỏe tâm thần; các phương pháp trị liệu, chăm sóc cho người mắc các bệnh tâm thần; thực hiện các kỹ thuật và quy trình chăm sóc
- Quản lý điều dưỡng: nội dung cơ bản về khoa học quản lý nói chung và quản lý y tế; vận dụng kiến thức về quản lý y tế vào trong các hoạt động quản lý điều dưỡng; thực hiện chức năng, nhiệm vụ người Điều dưỡng trong hệ thống quản lý Điều dưỡng.
- Chăm sóc cho người cần được phục hồi chức năng: những kiến thức, phương pháp cơ bản về phục hồi chức năng; vai trò, nhiệm vụ của người Điều dưỡng trong quá trình chăm sóc sức khỏe người bệnh và cộng đồng; thực hiện được một số phương pháp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.
- Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: được hiểu về khái niệm và phương pháp chăm sóc sức khỏe cộng đồng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng; vai trò, nhiệm vụ của người Điều dưỡng trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng; thực hiện các kỹ thuật và quy trình chăm sóc điều dưỡng sức khỏe cộng đồng.
Thực tập tốt nghiệp
Đợt thực tế tốt nghiệp tổ chức vào cuối khóa học, trước khi thi tốt nghiệp giúp cho sinh viên có thể hoàn thiện các kỹ năng, kiến thức cơ bản như đánh giá được mô hình tổ chức, công tác quản lý khoa phòng và bệnh viện, mô tả và phân tích được chức năng nhiệm vụ, vai trò của điều dưỡng viên, điều dưỡng trưởng khoa, điều dưỡng trưởng bệnh viện, lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân cho từng loại bệnh, mô tả và đánh giá được mô hình quản lý sức khỏe cộng đồng, mô tả và đánh giá được quy trình vô khuẩn, tiệt khuẩn tại bệnh viện;
Ngoài ra sinh viên sẽ được củng cố kỹ năng tư duy thấu đáo và kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng quản lý và lãnh đạo, hoạt động nhóm hiệu quả và an toàn; Phát triển kỹ năng duy trì các mối quan hệ hợp tác nhằm xây dựng nhóm chăm sóc sức khỏe hiệu quả; Chăm sóc lấy bệnh nhân và gia đình làm trung tâm trong các môi trường chăm sóc khác nhau; Hiểu và quảng bá quan điểm đúng về điều dưỡng trong hệ thống Y tế và cộng đồng.
Tốt nghiệp ngành Điều dưỡng làm nghề gì?
Ngành Điều dưỡng là một trong những ngành học có đa dạng cơ hội việc làm bởi nhu cầu nguồn nhân lực luôn trong tình trạng thiếu hụt không những ở trong nước mà còn là trên toàn thế giới. Chính vì thế sau khi tốt nghiệp ngành Điều dưỡng dù là hệ Cao đẳng hay Đại học cũng không cần quá lo lắng về công việc. Với việc làm đa dạng, sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm tại các bệnh viện, trung tâm y tế hoặc những phòng khám, bệnh viện tư nhân… với vị trí là Điều dưỡng viên chăm sóc, Điều dưỡng phòng khám, Điều dưỡng cộng đồng,…..Tùy theo điều kiện và năng lực của từng người mà có thể làm việc tại các vị trí như thành phố hoặc các cơ sở địa phương với mức lương và chế độ đãi ngộ khác nhau.
Bên cạnh đó, với tình hình già hóa dân số ở nhiều quốc gia như ngày nay thì lựa chọn đi nước ngoài làm việc được rất nhiều sinh viên lựa chọn. Điển hình như các nước như: Đức, Nhật Bản, Canada… cần đến đội ngũ nguồn nhân lực điều dưỡng chất lượng cao được đào tạo bài bản. Cơ hội việc làm ở các nước phát triển này sẽ giúp các điều dưỡng viên có nguồn thu nhập cao và chế độ đãi ngộ tốt. Tuy nhiên để có thể làm việc ở nước ngoài thì học hoặc có vốn kiến thức ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng anh để trở thành nhân sự lao động toàn cầu.
Ngoài ra, đối với những người muốn nâng cao tấm bằng Cao đẳng điều dưỡng của mình thì hoàn toàn có thể học lên đại học hay thậm chí là thạc sĩ. Việc có tấm bằng giá trị sẽ mở rộng nên cho người học cơ hội việc làm tại các trường Cao đẳng, Đại học với vai trò là giáo viên hoặc tham gia vào công trình nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, trường học nhằm tìm ra những kiến thức y khoa mới. Nhưng những công việc này đòi hỏi người làm cần phải có sự đam mê nghiên cứu hoặc giảng dạy.
Sau vài năm có kinh nghiệm làm việc và có năng lực chuyên môn tốt thì điều dưỡng giỏi sẽ được lên làm quản lý hay tự mở các dịch vụ chăm sóc và tư vấn sức khỏe cho cộng đồng hoặc trở thành những giảng viên, nhà nghiên cứu tại các đơn vị y tế, giáo dục khoa học điều dưỡng và sức khỏe.
Có thể thấy cơ hội việc làm ngành Điều dưỡng rất đa dạng với nhiều công việc, vị trí khác tại nhiều địa chỉ khác nhau.
Hiện nay, Trường Cao đẳng Y Hà Nội đang là một trong những trường hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo Điều dưỡng tại miền Bắc. Những ai có nhu cầu và mong muốn theo học ngành này hãy liên hệ với số hotline: 0966 659 045 để biết thêm thông tin chi tiết.
Xem thêm: Nghề dược hệ cao đẳng: Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về chăm sóc sức khỏe Tại đây