Trên khắp Việt Nam, hàng nghìn quầy thuốc tư nhân được khai trương hàng năm, từ khu vực đông dân cư đến các khu vực dân tộc thiểu số. Kinh doanh thuốc là một ngành nghề đòi hỏi đầu tư cao về trình độ chuyên môn và vốn kinh nghiệm. Với những ai đang quan tâm đến ngành Dược, Trường Cao đẳng Y Hà Nội sẽ chia sẻ với người đọc những kinh nghiệm quý báu về việc mở quầy thuốc Tây ở bài viết dưới đây.
Điều kiện mở nhà thuốc, quầy thuốc Tây là gì?
Một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm lớn trong bộ luật Dược là các tiêu chí cần thiết để nhận chứng chỉ hành nghề Dược và điều kiện mở quầy thuốc hoặc nhà thuốc. Việc đáp ứng những tiêu chí này là vô cùng quan trọng để được cấp phép và hoạt động trong lĩnh vực này.
Dựa trên Điều 25 Luật Dược năm 2005 quy định Điều kiện chuyên môn của chủ cơ sở bán lẻ thuốc, người bán lẻ thuốc như sau:
“1. Điều kiện chuyên môn của chủ cơ sở bán lẻ thuốc được quy định như sau:
- a) Nhà thuốc phải do dược sĩ có trình độ đại học đứng tên chủ cơ sở;
- b) Quầy thuốc phải do dược sĩ có trình độ từ trung học trở lên đứng tên chủ cơ sở;
- c) Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp phải do người có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên đứng tên chủ cơ sở;
- d) Tủ thuốc của trạm y tế phải do người có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên đứng tên chủ cơ sở; trường hợp chưa có người có chuyên môn từ dược tá trở lên thì phải có người có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên đứng tên;
đ) Cơ sở bán lẻ thuốc chuyên bán thuốc đông y, thuốc từ dược liệu phải do dược sĩ có trình độ trung học trở lên hoặc người có văn bằng, chứng chỉ về y học cổ truyền hoặc dược học cổ truyền đứng tên chủ cơ sở.
- Người bán lẻ thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này phải có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên; tại điểm d khoản 1 Điều này phải có chuyên môn về y, dược.”
Với những điều kiện trên, có thể thấy rằng các sinh viên sau khi tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng Dược và có kinh nghiệm thực tập tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong khoảng 18 tháng (1,5 năm) sẽ đủ điều kiện để mở quầy thuốc. Còn để có thể mở được nhà thuốc thì người học bắt buộc phải tốt nghiệp ngành Dược sĩ hệ Đại học trở lên và phải có kinh nghiệm thực hành ngành Dược tại các cơ sở chuyên môn về thuốc ít nhất là 2 năm. Như vậy với những người chỉ tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng Dược muốn mở nhà thuốc thì việc tiếp tục học liên thông lên Đại học và có thời gian thực tập nhiều hơn là bắt buộc.
Thủ tục mở hiệu thuốc, quầy thuốc Tây
Thủ tục để mở quầy thuốc, hiệu thuốc đòi hỏi người kinh doanh cần tuân thủ một số yêu cầu và đảm bảo có đủ các giấy tờ sau:
Phải có chứng chỉ hành nghề Dược do Sở Y Tế cấp.
Với chứng chỉ hành nghề Dược, người làm có thể phụ trách một số công việc trong ngành Dược như: nghiên cứu, sản xuất, kiểm định chất lượng, phân phối, kinh doanh thuốc… Theo đó, để có thể sở hữu một tấm chứng chỉ hành nghề Dược, người lao động cần phải:
- Tốt nghiệp đại học các ngành Dược, Y đa khoa, Y học cổ truyền hoặc Dược học cổ truyền, sinh học, hóa học…
- Tốt nghiệp Cao đẳng, Trung cấp các ngành: Dược, ngành Y, Y học cổ truyền, Dược học cổ truyền…
- Tốt nghiệp Trung cấp dược.
- Có chứng chỉ sơ cấp Dược; giấy chứng nhận về lương Dược, lương Y; giấy chứng nhận hoặc văn bằng bài thuốc gia truyền; các loại giấy chứng nhận, chứng chỉ khác về Y Dược được cấp trước khi bộ Luật Dược được thông qua ngày 10/04/2016 có hiệu lực.
Đăng ký giấy phép kinh doanh
Sau khi đã được cấp giấy phép hành nghề Dược, việc tiếp theo cần làm là đăng ký giấy phép kinh doanh. Điều này được coi là một trong những yêu cầu quan trọng để xác định khả năng mở hiệu thuốc của người kinh doanh. Để có giấy phép kinh doanh, cần nộp đơn đăng ký và tuân thủ các quy trình được quy định bởi cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trong việc kinh doanh thuốc tây, có nhiều yêu cầu pháp lý khắt khe cần được tuân thủ. Điều này đảm bảo rằng hoạt động của kinh doanh tuân thủ các quy định và quy chuẩn an toàn, bảo mật và chất lượng trong việc kinh doanh thuốc. Một số thủ tục quan trọng cần hoàn thành bao gồm:
- Đầu tiên là chứng chỉ hành nghề Y do Sở Y tế cấp nhưng mà đối với bằng Dược sĩ thì phải đủ thâm niên 2 năm hành nghề, nếu chưa đủ điều kiện cấp thì mình có thể đi thuê những người đã đủ điều kiện cấp bằng và nhờ họ đứng tên. Đối với quầy thuốc tây thì cần bằng từ trung cấp dược trở lên và thời gian hành nghề là 18 tháng.
- Tiếp đến đó là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo diện doanh nghiệp hoặc kinh doanh cá thể do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp hoặc Ủy Ban Nhân Dân Quận/Huyện cấp.
- Xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề để mở nhà thuốc GPP thông thường thì 3 năm sẽ xét lại một lần.
Xem thêm: Giới thiệu một số cơ sở bán thuốc lớn tại Hà Nội Tại đây
Điều kiện về nơi kinh doanh thuốc
Để có thể thành lập một cửa hàng thuốc tư nhân, bạn cần phải nắm được và hiểu rõ những việc mình cần làm. Một điều quan trọng cần phải nắm đó là chi phí hay số nguồn vốn cần thiết để mở một cửa hiệu. Và rõ ràng, để mở một hiệu thuốc thì bạn sẽ cần đến một số tiền không hề nhỏ.
Về nơi bán thuốc
Để mở nhà thuốc, mặt bằng là một yếu tố không thể bỏ qua. Sự thành công trong kinh doanh đều phụ thuộc rất nhiều vào vị trí của cửa hàng. Thói quen của người Việt khi gặp vấn đề sức khỏe thường là tìm đến những nhà thuốc gần nhà, vì vậy những nhà thuốc tư nhân truyền thống thường có lợi thế hơn. Do đó, việc lựa chọn một vị trí gần khu đông dân cư và gần chợ với nhiều người qua lại là rất quan trọng.
Trước khi mở nhà thuốc, người kinh doanh nên tiến hành khảo sát thị trường và tìm hiểu xem vị trí nào có tiềm năng phù hợp. Một mặt bằng thuận lợi sẽ giúp mọi người dễ dàng tìm đến vậy nên quầy thuốc cần có không gian thoáng mát, sạch sẽ và gọn gàng, nằm ở mặt tiền để thu hút sự chú ý. Chính vì thế, mặt bằng cần rộng ít nhất từ 15m2 cho một quầy thuốc nhỏ lẻ, chi phí thuê sẽ dao động từ 4-5 triệu đồng hoặc cao hơn tùy thuộc vào địa điểm, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Đối với những người đã có sẵn nhà ở mặt tiền và đủ rộng rãi, đặc biệt là nằm ở vị trí thuận lợi, thì hoàn toàn có thể sử dụng nó làm mặt bằng kinh doanh để tiết kiệm chi phí.
Bên cạnh đó, để có được không gian bán hàng tiện lợi và đầy đủ trang thiết bị, thì cần đầu tư khoảng 50 triệu đồng hoặc hơn. Một quầy thuốc chuẩn theo quy định của sở y tế cần có đầy đủ tủ, quầy, khay đếm thuốc, túi đựng thuốc và trang thiết bị bảo quản thuốc theo đúng yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc. Ngoài ra cần có tủ hoặc ngăn tủ riêng để cất và chứa thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần.
Hơn nữa, hầu hết các hiệu thuốc ngày nay đã trang bị điều hòa để đảm bảo điều kiện bảo quản thuốc khô, mát, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời và được bảo quản trong nhiệt độ phù hợp với thuốc. Ngoài ra, nhà thuốc, quầy thuốc phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định.
Về nhân viên bán thuốc
Việc mở nhà thuốc đòi hỏi đủ điều kiện và với tấm bằng Cao đẳng Dược thì người lao động sẽ cần thuê người có bằng này để đáp ứng yêu cầu. Điều này đồng nghĩa với việc cần phải chi thêm chi phí thuê nhân viên. Tuy nhiên, để tiết kiệm phần chi phí này thì người kinh doanh nên bắt đầu từ việc mở quầy thuốc quy mô nhỏ và tự làm người bán thuốc.
Thông thường, khi khách hàng đến quầy thuốc, nhà thuốc thì họ thường mua các loại thuốc dùng cho nhức đầu, ho, cảm, sổ mũi… Vì vậy, người bán hàng cần có kiến thức chuyên môn để chẩn đoán đúng bệnh. Vì bán hàng tại nhà thuốc là hình thức bán hàng kèm theo tư vấn, và khả năng tư vấn của nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và sự cạnh tranh. Vậy nên việc bán thuốc cần có lòng nhiệt huyết, tận tâm và bán đúng liều trị cho từng bệnh, đặc biệt khi phát hiện những dấu hiệu nghiêm trọng, hãy khuyến nghị bệnh nhân đến các cơ sở y tế cao cấp hơn để tránh tình trạng tự mua thuốc và tự chữa bệnh.
Về các loại thuốc
Điều quan trọng tiếp theo trong việc mở hiệu thuốc Tây đó là nhập thuốc có nguồn gốc, chất lượng tốt, không được sử dụng các loại thuốc giả. Vậy nên, ngay từ đầu cần phải có sự nghiên cứu và tìm hiểu từ nhiều nguồn cung khác nhau để quyết định chọn những loại thuốc tốt nhất cho hiệu thuốc của bản thân. Bên cạnh đó, khách hàng sẽ ưu tiên mua hàng tại quầy thuốc nào có đa dạng các loại thuốc với chất lượng với nhiều công dụng khác nhau.
Với giai đoạn đầu của việc kinh doanh, người lao động nên tập trung vào những danh mục thuốc phổ thông cần thiết để giảm chi phí nhập hàng. Vì thế đối người mới mở hiệu thuốc, quầy thuốc cần phải tìm hiểu những nhà thuốc đã mở lâu năm để biết được những danh mục hàng thông dụng cần phải nhập về để đáp ứng nhu cầu ngay lập tức.
Bên cạnh đó, để xây dựng được sự uy tín của quầy thuốc, nhà thuốc thì chất lượng và giá cả của thuốc được đặt lên ưu tiên hàng đầu. Việc thu hút khách hàng dựa trên người bán thuốc tư vấn loại thuốc chất lượng, tác dụng nhanh và giá cả hợp lý. Như vậy, khách hàng sẽ tự nhiên tìm đến quầy thuốc đó nhiều hơn.
Còn nếu khách hành cảm thấy uống thuốc một hoặc hai lần mà không thấy tác dụng, họ sẽ tìm đến nhà thuốc khác. Đó là lý do nguồn cung cấp thuốc đóng vai trò quan trọng không kém. Người kinh doanh cần thiết lập quan hệ với các nhà cung cấp khác nhau để nhập hàng về chất lượng nhất. Điều này giúp đảm bảo nguồn cung cấp đa dạng và không bị phụ thuộc vào một nguồn duy nhất. Ký kết hợp tác với các nhà cung cấp thuốc lớn sẽ đảm bảo nguồn cung cấp và các chương trình hậu mãi tốt hơn cho khách hàng.
Xem thêm: Những điều cần biết về chứng chỉ hành nghề Dược Tại đây