Chủ trị của 12 kinh chính trong Kinh Lạc theo Y học Cổ truyền

Học thuyết kinh lạc là một trong những học thuyết điển hình trong Y học Cổ truyền, là học thuyết nghiên cứu công năng sinh lý, diễn biến bệnh lý và các mối quan hệ tương hỗ giữa các tạng phủ trong cơ thể con người. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu tác dụng chữa bệnh của Kinh Lạc trong Y học Cổ truyền.

Định nghĩa

Cũng như học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành, Tạng Tượng,.. học thuyết Kinh Lạc cũng là cơ sở lý luận và là một bộ phận cấu tạo nên hệ thống lý luận của Y học Cổ truyền phương Đông.

Kinh lạc là tên gọi chung của kinh ngạch và lạc mạch trong cơ thể. Kinh là đường thẳng, là cái khung của hệ kinh lạc và đi ở sâu.

Lạc là đường ngang, là cái lưới, từ kinh ngạc chia ra như mạng lưới đến khắp mọi nơi và đi ở nông. Kinh lạc phân bố ra toàn thân, là con đường vận hành của âm dương, khí huyết, tân dịch, khiến cho con người từ ngũ tạng, lục phủ, cân, mạch, cơ nhục, xương…kết thành một chỉnh thể thống nhất.

Cấu tạo và tác dụng của hệ kinh lạc

Cấu tạo: gồm kinh mạch, lạc mạch, huyệt, kinh khí và kinh huyết

  Kinh mạch và lạc mạch

Ở tay có 3 kinh âm (thủ thái âm phế, thủ thiếu âm tâm) và 3 kinh dương (thủ thái dương tiểu trường, thủ thiếu dương tam tiêu, thủ dương minh đại trường).

Còn ở chân có 3 kinh âm (túc thái âm tỳ, túc thiếu âm thận, túc quyết âm can) và 3 kinh dương (túc thái dương bàng quang, túc thiếu dương đởm, túc dương minh vị).

Mạch phụ: nhâm mạch, đốc mạch, xung mạch, đới mạch, âm duy mạch, dương duy mạch, âm kiểu mạch, dương kiểu mạch.

Lạc mạch: gồm 15 lạc lớn, lạc mạch, lạc mạch nhỏ nổi ở nông

  Huyệt: gồm 319 huyệt ở đường kinh chính, 52 huyệt ở 2 đường kinh phụ cộng lại là 371 huyệt nằm trên 14 đường kinh và 200 huyệt ngoài đường kinh

  Kinh khí và kinh huyết vận hành trong kinh lạc. Ngoài tác dụng chung còn mang tính chất của đường kinh mà nó cư trú.

108 huyệt đạo trên cơ thể phân bố khắp nơi trên cơ thể
108 huyệt đạo trên cơ thể phân bố khắp nơi trên cơ thể

Chủ trị của 12 kinh chính trong Kinh Lạc theo Y học Cổ truyền

Kinh chính Biểu hiện bệnh lý Chủ trị
Thủ thái âm phế kinh Đau nơi kinh đi qua, ngực đầy tức, ho, khó thở, khát, cảm phong hàn… Các chứng bệnh ở vùng phế, ngực, hầu, họng, chứng sốt cao, tự hãn, tiêu khát, có thể chỉ định các huyệt mà kinh đi qua.
Thủ dương minh đại trường Đau, sưng nơi kinh đi qua, khô họng, chảy máu cam, bụng đau, sốt… Các chứng bệnh vùng trước đầu, mặt, răng, mắt, tai, mũi, hầu, họng, các bệnh vùng ngực, bệnh phát sốt, phong chẩn, cao huyết áp và điều trị các chứng bệnh nơi mà đường kinh đi qua.
Túc dương minh vị kinh Sưng đau nơi kinh đi qua, chảy máu cam, khát nước, sốt cao, vã mồ hôi, đầy bụng, ăn ít… Các chứng bệnh thuộc vùng hầu, họng, răng, miệng, mặt, đầu, bệnh ở vị trường, thần chí, cao huyết áp, thiếu máu, chứng bạch cầu giảm và điều trị bệnh ở các cơ quan mà kinh đi qua.
Túc thái âm tỳ kinh Bụng trên đau, đầy, ăn khó tiêu, nôn, nuốt khó, ỉa chảy, tiểu không thông… Bệnh vị trường, bệnh tiết niệu, sinh dục và các vị trí bị bệnh mà kinh đi qua, ngoài ra kinh còn có tác dụng điều trị chảy máu, thiếu máu, mất ngủ, phù…
Thủ thiếu âm tâm kinh Vùng tim đau, sườn ngực đau, gan tay nóng hoặc lạnh, mắt đau… Các chứng bệnh ở phần tâm và ngực, bệnh thần chí, phát dục chậm, thần kinh suy nhược, trúng phong, thất ngôn và điều trị các chứng bệnh theo vùng mà kinh đi qua.
Thủ thái dương tiểu trường Bụng dưới đau trướng, đau lan ra thắt lưng, xiên xuống dịch hoàn, tiêu chảy, táo bón, bụng đau Các chứng bệnh vùng bả vai, cổ, đầu, mắt, tai, hầu, họng, bệnh thần chí, phát sốt, đau lưng và điều trị các chứng bệnh theo vùng mà kinh đi qua.
Túc thái dương bàng quang Bụng dưới đau tức, không thông… Sốt, bệnh ở đầu gáy, mũi, mắt, thắt lưng, hậu môn, tạng phủ, tâm thần
Túc thiếu âm thận kinh Đau nơi kinh đi qua, miệng nóng, lưỡi khô, họng sưng, mặt trong chân lạnh, lòng bàn chân nóng, ho ra máu, suyễn, thích nằm, mắt hoa, da sạm, hồi hộp,… Các bệnh thuộc hệ thống nội tiết và hệ thống sinh dục, tiết niệu, thần kinh suy nhược, bệnh ở hầu, ngực, vùng lưng và điều trị các chứng bệnh theo vùng mà kinh đi qua.
Thủ quyết âm tâm bào Vùng tim đau, bồn chồn, ngực sườn tức, tim đập mạnh, cuồng, nói sảng, hôn mê… Các bệnh thuộc vùng tâm, vị, ngực, các bệnh thần chí, suy nhược thần kinh, nhược não, hen suyễn, sốt rét và điều trị các chứng bệnh theo vùng kinh đi qua.
Thủ thái dương tam tiêu Bụng đầy trướng, bụng dưới cứng, đái rắt, phù… Sốt, bệnh ở đầu, thái dương, mắt, tai, mũi, họng, ngực, sườn, bệnh tâm thần
Túc thiếu dương đởm kinh Sốt rét, lao hạch, ngón chân thứ 4 khó vận động, cạnh sườn đau, ngực đau, miệng đắng, nôn Các chứng bệnh vùng đầu, mắt, tai, ngực, sườn, bệnh thuộc can đởm, bệnh thần trí, sốt cao, các chứng tiện bế, phù thiếu B1 (cước khí) ngoài ra kinh còn có tác dụng điều trị bệnh tật theo vùng mà kinh đi qua
Túc quyết âm can kinh Đau đầu, hoa mắt, ù tai, sốt cao thậm chí co giật, tức ngực, buồn nôn, đau bụng… Các chứng bệnh thuộc can đởm bao gồm huyết áp cao, đau đầu, mất ngủ, tiết niệu; bệnh ở bao tử, ruột, ngực, sườn.

 

Như vậy, cơ thể con người chỉ hoạt động bình thường khi kinh lạc thông suốt, chức năng của các cơ quan trong cơ thể vận hành tốt và không có bệnh tật phát sinh. Khi kinh lạc hoạt động kém, con người sẽ cần đến phương pháp thông kinh lạc để duy trì sức khỏe bình thường. Phương pháp này bao gồm các động tác tác động trực tiếp lên làn da và huyệt đạo thông qua xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu hoặc chải dưỡng sinh để kích thích tuần hoàn máu.

Có thể thấy, mỗi kinh chính đều có vùng phân bố nhất định ở mặt ngoài của thân thể và tạng phủ bên trong, mỗi kinh chính sẽ chủ trị những bệnh khác nhau. Hiểu được 12 kinh chính sẽ áp dụng phương pháp thông kinh lạc có hiệu quả, mang lại kết quả điều trị tối ưu cho người bệnh.