Xã hội càng phát triển nhu cầu con người càng tăng trong đó nhu cầu về sức khỏe luôn được chú trọng hàng đầu. Đặc biệt trong thời đại dịch bệnh tràn lan như hiện nay thì vấn đề này càng được đặt lên hàng đầu. Như vậy, ngành Y tế nói chung và ngành Dược nói riêng đã đóng góp rất nhiều trong vai trò chăm sóc sức khỏe cộng đồng.Vậy ngành dược sĩ là gì và cơ hội việc làm cũng như điều kiện để trở thành Dược sĩ là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Dược sĩ là gì?
Dược sĩ là những người thực hành nghề dược trong ngành y tế. Họ cũng tham gia vào quá trình quản lý bệnh tật qua việc tối ưu hóa và theo dõi việc điều trị dùng thuốc hoặc giải thích các kết quả xét nghiệm lâm sàng, thông qua kết hợp với thầy thuốc hoặc các nhân viên y tế khác.
Điều kiện cần có để trở thành Dược sĩ trong tương lai
Trình độ chuyên môn
Trong suy nghĩ của mọi người thì công việc của dược sĩ nhẹ nhàng, thảnh thơi vì chỉ phải lắng nghe bệnh trạng, toa thuốc và lấy thuốc cho bệnh nhân. Nhưng nếu không làm nghề này chắc hẳn ít ai biết được công việc ngành dược có biết bao khổ cực và vất vả trên con đường đến với nghề để có thể hoàn thành thiên chức của mình. Bất kể công việc nào liên quan tới sự an nguy của sức khỏe và tính mạng của con người đều sẽ không dễ dàng đặc biệt là ngành Dược. Chính vì thế nên ngay từ khi còn là thí sinh muốn học ngành này đều sẽ phải nỗ lực rất nhiều trong việc học tập vì điểm chuẩn của các trường Y dược đều có điểm số rất cao.
Bên cạnh đó, sinh viên Dược cũng phải ngày đêm cố gắng tiếp thu lượng kiến thức khổng lồ về chuyên ngành. Đa phần thời gian của một sinh viên ngành y dược là học tập, rèn luyện, thực hành…Khả năng ghi nhớ những thành phần, công dụng, đặc điểm từng loại thuốc khác nhau, lựa chọn loại thuốc phù hợp với bệnh trạng của bệnh nhân. Khi đã được chính thức trở thành dược sĩ càng cần phải liên tục ôn luyện, cập nhật những kiến thức mới trong nghề để có thể áp dụng chuyên nghiệp, giúp đỡ bệnh nhân nhanh chóng vượt qua bệnh tật.
Kỹ năng mềm
Trong bất kì môi trường làm việc nào thì cũng sẽ có lúc xảy ra xung đột và xuất hiện những vấn đề nhạy cảm và tại các cơ sở y tế cũng không ngoại lệ. Vậy nên hầu như các bệnh viện đều đòi hỏi và yêu cầu ứng viên cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Kỹ năng này giúp ích rất nhiều trong quá trình làm việc của người dược sĩ. Họ cần phải biết cách nói chuyện sao cho bệnh nhân có thể sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả một cách dễ hiểu nhất. Không những thế, kỹ năng này còn góp phần lớn vào việc hợp tác thuận lợi giữa người làm và bác sĩ, điều dưỡng hay các bộ phận khác.
Bên cạnh đó, người lao động cần có thái độ điềm tĩnh, thân thiện với người bệnh. Điều này giúp dược sĩ có thể trấn an giúp bệnh nhân yên tâm hơn trong khi điều trị. Đồng thời có thể khai thác thông tin đáng kể về tiểu sử bệnh án từ đó đưa ra được toa thuốc hợp lý.
Ngoài ra, họ cũng phải có sự nhanh nhẹn, biết quản lý, sắp xếp công việc hiệu quả. Trong quá trình hoạt động, khi xuất hiện những vấn đề phát sinh liên quan đến trường hợp đòi bồi thường, dược sĩ sẽ cần phải đưa ra biện pháp hợp lý và nhanh chóng để tránh những sự tranh cãi không hay với người bệnh.
Đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp luôn là yếu tố quan trọng trong bất kỳ ngành nghề nào đặc biệt là lĩnh vực Y tế vì nó có liên quan mật thiết đến sức khỏe con người. Chính vì thế đối với ngành chăm sóc sức khỏe nói chung và ngành dược nói riêng thì vấn đề này cần được đặt lên hàng đầu.
Đạo đức nghề nghiệp được thể hiện rõ nét và đơn giản nhất là thông qua thái độ ham học hỏi, khiêm tốn, luôn biết trau dồi thêm các kiến thức, kỹ năng của dược sĩ trong quá trình làm việc để ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân. Bên cạnh đó họ cần phải phục
Ngoài ra, là một dược sĩ cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành. Trong quá trình chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng phải hết sức tận tụy, bảo vệ và hết lòng phục vụ người bệnh. Giữ thái độ tôn trọng và chân thành trong quá trình làm việc cùng đồng nghiệp.
Xem thêm: Giới thiệu một số cơ sở bán thuốc lớn tại Hà Nội Tại đây
Cơ hội làm việc của dược sĩ có thật sự rộng mở
Môi trường làm việc dược sĩ
Thông thường dược sĩ được chia làm 2 dạng: Dược sĩ lâm sàng và dược sĩ tư vấn với công việc và nhiệm vụ có đôi chút khác nhau.
Đối với dược sĩ lâm sàng trong các bệnh viện thì họ không phải dành quá nhiều thời gian cho việc định lượng các loại thuốc. Thay vào đó, họ sẽ tập trung vào việc chăm sóc trực tiếp bệnh nhân. Như vậy, dược sĩ sẽ được coi là “cánh tay phải đắc lực” của bác sĩ, đề xuất những ý kiến về việc sử dụng những loại thuốc nào cho phù hợp với bệnh của bệnh nhân. Ngoài ra, dược sĩ có thể trực tiếp nói cách sử dụng thuốc như thế nào và vào thời điểm nào thì tốt và theo dõi sức khỏe của bệnh nhân.
Ngược lại, dược sĩ tư vấn sẽ làm tại các cơ sở y tế, các nhà thuốc bảo hiểm với công việc chủ yếu là tư vấn về cách làm cho dịch vụ nhà thuốc hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ tư vấn trực tiếp cho các bệnh nhân về những vấn đề liên quan tới thuốc.
Ngoài ra, họ còn có thể làm việc tại các các khu chế xuất, khu công nghiệp hay các cơ quan, trường học với vai trò là nhân viên y tế. Hoặc ứng viên cũng có thể làm việc trong nhà máy sản xuất dược phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh dược của Nhà Nước và tư nhân. Nhìn chung, môi trường làm việc của dược sĩ rất đa dạng, mở ra được nhiều cơ hội việc làm tốt cho ứng viên.
Điều kiện làm việc của dược sĩ
Nhìn chung, không gian làm việc của dược sĩ đều là các khu vực sạch sẽ, thoáng mát, sáng sủa để bảo quản thuốc tốt. Thời gian làm việc của dược sĩ sẽ tùy thuộc vào nơi làm việc của họ nhưng hầu hết ở các bệnh viện họ sẽ phải làm việc ở cả buổi tối, đêm và cuối tuần hoặc thậm chí là ngày lễ. Mặc dù vậy, họ vẫn có thể luân phiên theo ca nên công việc sẽ không không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống.
Lộ trình thăng tiến
Khi có nguyện vọng và đủ điều kiện, dược sĩ có thể dự thi bậc đào tạo dược sĩ Đại học theo quy chế tuyển sinh của Bộ y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo. Khi đó, các dược sĩ có thể đủ tiêu chuẩn để trở thành dược sĩ làm việc tại các bệnh viện có tiếng. Hoặc khi đã có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc, hoàn toàn có thể trở thành dược sĩ để mở nhà thuốc riêng với mức thu nhập cao hơn.
Mức lương dược sĩ
Mức lương của ngành này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, nhân tố chính quyết định đến thu nhập đó chính là: trình độ chuyên môn, bằng cấp, kinh nghiệm. Chính vì cơ hội việc làm của các dược sĩ rộng mở, họ có thể làm ở nhiều vị trí khác nhau vậy nên mức lương cũng có sự chênh lệch khá lớn. Cụ thể như sau:
- Lương dược sĩ mới ra trường: 05 – 07 triệu/ tháng
- Lương của dược sĩ có nhiều kinh nghiệm: 08 – 11 triệu/ tháng
- Lương của dược sĩ đại học: 30 – 40 triệu/ tháng tùy theo đơn vị công tác
- Lương dược sĩ cao đẳng: 10 – 15 triệu/ tháng tùy theo đơn vị công tác
- Lương dược sĩ lâm sàng: 10 – 20 triệu/ tháng
- Lương dược sĩ bệnh viện: Mức lương được chi trả cho các cán bộ ngành dược tại bệnh viện là 1.300.000/ tháng và nhân theo hệ số lương được hưởng. Tùy vào trình độ và bằng cấp mà sẽ được hưởng mức lương khác nhau. Với các dược sĩ làm trong bệnh viện có trình độ đại học, bạn sẽ được hưởng hệ số lương là 2.36 cùng với tất cả những chế độ khác nhau dành cho người lao động theo đúng quy định pháp luật.
Xem thêm: Hình thức tuyển sinh Cao đẳng Dược năm 2023 Tại đây
Kết luận:
Đối với bất kì ngành nghề nào sẽ đều phải đánh đổi nhiều thứ nếu muốn đi tới thành công. Đặc biệt là ngành Y cần phải dành nhiều thời gian cho việc trao dồi kiến thức, kỹ năng và thường xuyên rèn luyện. Bởi kiến thức chuyên ngành khó hiểu nên cần phải có độ tập trung trong học tập xuyên trong nhiều năm. Kể cả có ra trường thì việc học và cập nhật những thông tin chuyên ngành cho bản thân là điều không bao giờ thừa thãi. Như vậy, sinh viên ngành Dược sẽ không thể tránh khỏi tình trạng “Thức khuya dậy sớm” để có thể trở thành Dược sĩ giỏi.
Ngoài những kỹ năng chuyên môn thì sinh viên còn cần phải trang bị cho bản thân những kỹ năng mềm khác nữa. Vì những người dược sĩ luôn phải thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe hàng ngày cho mọi người.
Vậy nếu luôn đam mê và hết lòng vì đam mê của mình thì ắt hẳn sẽ gặt hái được thành quả xứng đáng cho bản thân, hãy cố gắng hơn trên con đường chinh phục ước mơ nhé các dược sĩ tương lai.