Tổng hợp một số môn học ngành Dược được giảng dạy tại Cao đẳng Y Hà Nội

Hiện nay, ngành Dược đang được đông đảo các bạn trẻ quan tâm và lựa chọn theo học. Theo đó, một vấn đề rất được nhiều thí sinh thắc mắc khi đăng ký xét tuyển tại Trường Cao đẳng Y Hà Nội (HMC) đó là “ngành Dược học những môn gì?”. Để giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn, hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết nhé.

Sinh viên ngành Dược học những môn gì tại HMC

Để sinh viên có được tư tưởng và đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực, Trường Cao đẳng Y Hà Nội sẽ thiết kế chương trình giảng dạy với các môn học đại cương như: Giáo dục chính trị, Pháp luật và Giáo dục Quốc phòng – An ninh. Bên cạnh đó, là Tiếng Anh cơ bản và Tin học giúp ích cho sinh viên tìm kiếm việc làm sau này.

Tiếp đến là những kiến thức nền tảng của các môn khoa học cơ bản, dược học cơ sở như: Hoá sinh, Hoá vô cơ, Hoá hữu cơ, Sinh học và di truyền… Ngoài ra, sinh viên ngành Dược đều được cung cấp đầy đủ kiến thức về quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể con người. Những phản ứng không có lợi, sự tương tác của thuốc là những kiến thức sinh viên bắt buộc phải nắm vững.

 

Cao đẳng Dược học những môn nào
Cao đẳng Dược học những môn nào

Cuối cùng là những môn chuyên ngành không thể bỏ qua như: Kinh tế Dược, pháp chế Dược, thực vật dược liệu, hóa sinh, bào chế thuốc, kiểm nghiệm thuốc, cách quản lý tồn trữ thuốc, dược lý học,…

Sinh viên năm nhất ngành dược được học môn gì?

Cũng giống như những sinh viên năm nhất Đại học, sinh viên HMC sẽ được học các môn đại cương. Đây là bước đệm cho các bạn chuẩn bị kiến thức cần thiết trước khi học kiến thức khoa học và chuyên ngành.

Dưới đây là các môn học trong ngành Dược của sinh viên năm nhất.

  • Giáo dục chính trị: Môn này bao gồm các kiến thức về Chủ nghĩa Mác, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.
  • Giáo dục thể chất: giúp sinh viên rèn luyện thể chất và nâng cao sức khoẻ. Từ đó, người học có thể học tập tốt hơn.
  • Giáo dục quốc phòng: sinh viên sẽ được tìm hiểu về những kiến thức cơ bản về chủ quyền dân tộc, vũ khí cùng lịch sử hào hùng của dân tộc…
  • Tiếng Anh cơ sở: Môn tiếng anh được coi là yếu tố quan trọng và cần thiết. Vì nhu cầu nhân lực trong thị trường lao động rất cần những người có thể giao tiếp Tiếng Anh, đặc biệt là thị trường về thuốc. Chính vì vậy cơ hội việc làm sẽ mở rộng đối với những Dược sĩ có khả năng ngoại ngữ tốt.
  • Tin học: môn này sẽ trang bị cho sinh viên các kỹ năng cơ bản về máy tính phục vụ khi ra trường.

Xem thêm: Chương trình đào tạo Cao đẳng Dược có gì? Tại đây

Sinh viên năm 2 học môn gì?

Đến với năm 2 là những nhóm kiến thức khoa học căn bản. Kiến thức này sẽ là nền tảng của các môn chuyên ngành. Sinh viên sẽ được tiếp xúc, học các bộ môn như:

  • Tiếng anh chuyên ngành: người học sẽ tiếp thu những từ vựng liên quan đến chuyên ngành Dược kết hợp với cấu trúc ngữ pháp và tăng khả năng nghe, nói, đọc, viết.
  • Giải phẫu – Sinh lý: sinh viên sẽ được nghiên cứu cấu trúc và chức năng của sinh vật và các bộ phận của chúng
  • Hoá phân tích: tìm hiểu các phương pháp xác định thành phần cấu tạo và hàm lượng các thành phần của những mẫu khảo sát.
  • Hoá hữu cơ: Được biết cấu trúc, tính chất, thành phần và phản ứng hóa học của những hợp chất hữu cơ và vật liệu hữu cơ
  • Hoá vô cơ: học cách phân loại các hợp chất dựa trên tính chất của chúng
  • Vi sinh – Ký sinh: môn này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vi sinh và ký sinh trùng.
  • Hoá sinh: người học sẽ được học các quá trình hóa học bên trong và liên quan tới sinh vật sống
  • Sinh học và di truyền: nghiên cứu về tính di truyền và biến dị ở các sinh vật
  • Bệnh học: là môn tìm hiểu về các loại bệnh và biểu hiện của từng bệnh. Từ đó chẩn đoán chính xác về bệnh

Với chương trình đào tạo ở năm thứ 2, sinh viên sẽ có cái nhìn tổng quan và định hướng chung về ngành. Đây sẽ là cơ sở để người học tiếp thu những kiến thức chuyên ngành dễ dàng hơn trong năm cuối này.

Sinh viên ngành Dược tại Trường Cao đẳng Y Hà Nội được thực hành 70% giúp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn
Sinh viên ngành Dược tại Trường Cao đẳng Y Hà Nội được thực hành 70% giúp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn

Sinh viên năm cuối ngành dược được học những gì?

Những kiến thức chuyên ngành cần nắm rõ

Ở năm cuối này, sinh viên sẽ bắt đầu tiếp xúc với các bộ môn chuyên ngành về Dược. Đây sẽ là những kiến thức trọng tâm giúp sinh viên áp dụng khi đi làm. Cụ thể những kiến thức chuyên ngành tiêu biểu như:

  • Thực vật dược liệu: Chuyên ngành này sẽ đào tạo và hướng dẫn sinh viên những kỹ năng cần thiết về dược học, cách kiểm nghiệm dược liệu chính xác, tác dụng của các loại dược phẩm….
  • Dược lý (quyển 1+2): cung cấp những kiến thức về tác dụng của thuốc và những vấn đề liên quan đến điều trị để có thể kê đơn được an toàn và hợp lý
  • Bào chế thuốc (quyển 1+2): Với môn học này, sinh viên sẽ được học cách phân tích, bào chế, thiết kế các loại thuốc mới, kiểm tra, cải tiến quá trình bào chế.
  • Dược học cổ truyền: đào tạo phương pháp điều chế thuốc theo y học cổ truyền
  • Hoá dược: tập trung chủ yếu vào nghiên cứu các hợp chất hóa học để khám phá ra các loại thuốc mới, tinh chế các loại thuốc hiện có và phát triển dược phẩm
  • Dược liệu: những kiến thức về các cây thuốc, các vị thuốc lấy từ thực vật hay động vật như: Tên, đặc điểm thực vật, vùng phân bố, bộ phận dùng, thu hái, công dụng, cách dùng và các bài thuốc. Bên cạnh đó là các dạng thuốc thông dụng được làm từ các dược liệu.
  • Kiểm nghiệm: cung cấp các kiến thức như: khảo sát các vấn đề trong đăng ký thuốc như thử độ ổn định thuốc, xây dựng & thẩm định tiêu chuẩn cơ sở, thử tương đương sinh học…nhằm đưa thuốc đảm bảo chất lượng ra thị trường
  • Kinh tế Dược: với chuyên ngành này, sinh viên sẽ hiểu hơn về quy chế quản lý dược, kinh tế trong ngành dược và các kiến thức về nghiên cứu khoa học cũng như dược xã hội học
  • Pháp chế Dược: sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước, các văn bản pháp quy chủ yếu có liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của Dược.
  • Ngành Dược lâm sàng: Đào tạo sinh viên trở thành dược sĩ có kỹ năng kinh nghiệm hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc đúng với tình trạng bệnh.
  • Quản lý tồn trữ và Đảm bảo chất lượng thuốc: Sinh viên sẽ được tìm hiểu các kỹ năng kiểm tra đánh giá nguyên liệu, thành phẩm, chất lượng sản xuất thuốc theo các tiêu chuẩn, quy định cụ thể.

Thực tập – khoảng thời gian tìm hiểu và trải nghiệm thực tế đầy ý nghĩa

Dù cho có học Cao đẳng hay Đại học, học trong nước hay ở nước ngoài thì việc đi thực tập là không thể tránh khỏi đối với mỗi sinh viên. Đây là một phần trong việc làm quen với môi trường làm việc. Từ đó định hướng vị trí công việc cho bản thân trong tương lai. Tại nơi thực tập, sinh viên sẽ có cơ hội được áp dụng những môn học trong ngành dược vào thực tiễn. Nhờ đó mà sẽ có những kỹ năng cơ bản về cách làm việc sau này.

Sinh viên ngành Dược sẽ được trường giới thiệu các bệnh viện, công ty dược để thực tập. Đây đều là những nơi làm việc chuyên nghiệp và uy tín được nhà trường lựa chọn hợp tác liên kết. Có kể tới những bệnh viện lớn và nhà thuốc có tiếng như: Bệnh viện đa khoa Đống Đa, Bệnh viện Thể Thao Việt Nam, Bệnh viện Phòng không – Không quân, Bệnh viện Đa khoa Bắc Thăng Long, hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu và các công ty Dược khác.

Những công việc mà sinh viên ngành Dược có thể làm

Vậy học những bộ môn trên, sinh viên cũng thắc mắc về cơ hội việc làm sau khi ra trường. Khi có tấm bằng về ngành Dược, sinh viên có thể có cơ hội ở nhiều môi trường làm việc khác nhau như:

  • Làm việc tại ở khoa Dược các bệnh viện: Ở đây, Dược sĩ sẽ đảm bảo chất lượng dược phẩm hoặc tham vấn cho các bác sĩ trong quá trình kê đơn.
  • Làm việc tại nhà thuốc: người làm sẽ tư vấn và bán thuốc cho khách hàng
  • Làm việc ở các cơ sở, công ty sản xuất, kinh doanh dược phẩm: Công việc này chủ yếu là nghiên cứu, bào chế dược phẩm, đảm bảo chất lượng thuốc và phân phối dược phẩm.
  • Làm việc tại Cơ sở đào tạo Y Dược: Giảng dạy, nghiên cứu về lĩnh vực Dược học.
  • Làm việc ở trung tâm kiểm nghiệm thuốc: Đánh giá, kiểm tra và đảm bảo chất lượng của các loại thuốc.

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc chi tiết về câu hỏi “ngành Dược học những môn gì”. Nếu thí sinh nào đang tìm hiểu về Cao đẳng Dược đồng thời có niềm yêu thích và tâm huyết với ngành nghề này thì hãy đến với Trường Cao đẳng Y Hà Nội ngay thôi nào.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Dược có đa dạng cơ hội việc làm
Sinh viên tốt nghiệp ngành Dược có đa dạng cơ hội việc làm

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ đào tạo, tuyển sinh và tiếp nhận hồ sơ: Trường Cao đẳng Y Hà Nội – Số 40 ngõ 20 đường Mỹ Đình, P. Mỹ Đình 2, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Hotline: 0966 659 045
  • Website: www.caodangyhanoi.org
  • Fanpage: https://www.facebook.com/TuyensinhCaodangYHaNoi

Xem thêm: Hình thức tuyển sinh ngành Dược của Trường Cao đẳng Y Hà Nội năm 2023 Tại đây