Ngày nay, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng tăng, thị trường ngành nghề điều dưỡng cũng theo đó mà trở nên sôi động hơn. Để trở thành một điều dưỡng viên không chỉ cần tấm bằng Đại học hay Cao đẳng mà còn phải có trong tay chứng chỉ hành nghề điều dưỡng. Vậy nên vấn đề này được sự quan tâm lớn từ các bạn trẻ. Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết sau để có những thông tin chính xác hơn về chứng chỉ này nhé.
Thế nào chứng chỉ hành nghề
Giấy chứng chỉ hành nghề là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp cấp. Đối với một số ngành nghề người lao động cần phải có giấy chứng chỉ hành nghề thì mới có thể hoạt động trong nghề đó. Cá nhân phải có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong nghề mới được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. Như vậy, để được cấp chứng chỉ hành nghề, người làm cần phải tham gia lớp học, huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao trình độ theo quy định.
Cá nhân sau khi được huấn luyện sẽ được đánh giá và kiểm tra trình độ chuyên môn, kinh nghiệm kỹ năng và chỉ được cấp chứng nhận hành nghề khi đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật. Vì thế, chứng chỉ hành nghề được coi là công cụ dùng để giám sát đánh giá được năng lực thực hiện cũng như đạo đức của người hành nghề.
Tại sao làm điều dưỡng lại cần chứng chỉ
Là điều kiện tuyển dụng của các cơ sở khám chữa bệnh
Theo quy định của pháp luật, đối với những ngành nghề liên quan đến sức khỏe con người đều cần phải có chứng chỉ hành nghề, đặc biệt là ngành Điều dưỡng. Chứng chỉ này là bằng chứng người lao động có trình độ chuyên môn, được đào tạo một cách bài bản cả cả về kiến thức lẫn kỹ năng cũng như đạo đức nghề nghiệp. Đây còn là điều kiện ràng buộc để đảm bảo người lao động trong suốt quá trình làm việc phải có trách nhiệm với nghề.
Là minh chứng về năng lực
Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng không chỉ là giấy chứng nhận về chuyên môn của người hành nghề mà còn là công cụ để giám sát đánh giá được năng lực thực hiện và kinh nghiệm thực tiễn trong công việc cũng như đạo đức của người hành nghề. Từ đó, điều dưỡng viên có thể đảm đương được công việc, nhiệm vụ cấp trên giao phó. Ngoài ra, chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng thường có thời hạn ngắn nên những người làm nghề này đều được học tập liên tục, tham gia huấn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật những thông tin mới về ngành nghề.
Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng có thể làm việc trong môi trường chuyên nghiệp
Khi có chứng chỉ hành nghề, người lao động có thể làm bất cứ đâu mình mong muốn như sau:
- Các bệnh viện công – bệnh viện của nhà nước.
- Bệnh viện, phòng khám tư.
- Các trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người khuyết tật.
- Làm điều dưỡng/ người chăm sóc sức khỏe cho các gia đình có nhu cầu.
Xem thêm: Hình thức xét tuyển ngành điều dưỡng năm 2023 Tại đây
Hình thức làm chứng chỉ nghề điều dưỡng
Điều kiện cấp chứng chỉ
Để có trong tay giấy chứng chỉ hành nghề điều dưỡng, người làm cần phải đáp ứng được những điều kiện có trong Điều 18 và Điều 24 của Bộ luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.
Theo Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Điều 18 quy định điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam như sau:
- Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:a) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Namb) Giấy chứng nhận là lương yc) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
- Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
- Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
- Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Như vậy, việc xác nhận quá trình thực hành được quy định ở Khoản 1 Điều 24 trong Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009:
- Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:a) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩb) 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;c) 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.d) 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên
Tóm lại, một cá nhân có đủ điều kiện để làm chứng chỉ hành nghề điều dưỡng cần phải có bằng cấp chuyên môn, nhân thân rõ ràng và cần có từ 9 tháng trở lên thực hành tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Hồ sơ gồm những giấy tờ gì?
Bộ hồ sơ mà người làm cần chuẩn bị để xin giấy chứng chỉ hành nghề điều dưỡng đã được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 27 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009. Cụ thể, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
b) Bản sao văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn;
c) Văn bản xác nhận quá trình thực hành;
d) Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp;
đ) Phiếu lý lịch tư pháp;
e) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi cư trú hoặc xác nhận của Thủ trưởng đơn vị nơi công tác.
Lệ phí xin cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng
Theo Điều 30 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì lệ phí xin cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng đối với trường hợp cấp mới, cấp lại khi bị thu hồi và trường hợp xin cấp lại khi bị mất, hỏng là khác nhau. Mức lệ phí do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể như sau:
- 360.000 đồng khi xin cấp mới hoặc xin cấp lại chứng chỉ đã bị thu hồi.
- 150.000 đồng khi xin cấp lại chứng chỉ bị mất hoặc bị hỏng.
Thời gian cấp chứng chỉ và thời hạn bao lâu
Thời gian cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng sẽ là khoảng thời gian mà người lao động thực hành tại bệnh viện và các cơ sở khám, chữa bệnh khác. Vậy nên, theo quy định ở Mục d Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009, thì người lao động cần phải thực hành trong thời gian là 9 tháng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Một chứng chỉ hành nghề điều dưỡng sẽ có giá trị sử dụng có hiệu lực là 5 năm liên tiếp kể từ ngày cấp. Sau khi chứng chỉ hết hạn, điều dưỡng viên cần phải làm thủ tục đề nghị gia hạn giấy chứng chỉ hành nghề điều dưỡng tại các cơ quan có thẩm quyền trước khi chứng chỉ hết hạn 3 tháng. Đặc biệt, đối với trường hợp có chứng chỉ nhưng không hoạt động trong 2 năm liên tục cũng sẽ bị thu hồi chứng chỉ.
Thu hồi trong những trường hợp nào
Trong quá trình làm việc, người điều dưỡng vi phạm những quy định trong chứng chỉ hành nghề hoàn toàn có thể bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc không được cấp lại và có thể sẽ không được tiến tục hành nghề. Đây là một biện pháp để mỗi người có trách nhiệm hơn trong công việc chăm sóc người bệnh. Các trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề điều dưỡng được quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 như sau:
a) Chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền;
b) Chứng chỉ hành nghề có nội dung trái pháp luật;
c) Người hành nghề không hành nghề trong thời hạn 02 năm liên tục;
d) Người hành nghề được xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh;
đ) Người hành nghề không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian 02 năm liên tiếp;
e) Người hành nghề không đủ sức khỏe để hành nghề;
g) Người hành nghề thuộc một trong các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 18 của Luật này. Cụ thể các đối tượng như sau: bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Thủ tục xin cấp lại
Hồ sơ xin cấp lại chứng chỉ hành nghề điều dưỡng được nộp cho Bộ Y tế hoặc Bộ Quốc phòng hoặc Sở Y tế. Mẫu hồ sơ xin cấp lại sẽ giống với mẫu hồ sơ xin cấp ban đầu ở Khoản 1 Điều 27 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009, cụ thể như sau:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng;
b) Bản sao văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn;
c) Văn bản xác nhận quá trình thực hành tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
d) Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp;
đ) Phiếu lý lịch tư pháp;
e) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc xác nhận của Thủ trưởng đơn vị công tác.
Ngoài ra thời gian cấp lại chứng chỉ hành nghề cho điều dưỡng được quy định tại Khoản 3 Điều 28 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 như sau:
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng chỉ hành nghề điều dưỡng, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế phải cấp lại chứng chỉ hành nghề. Nếu không cấp lại chứng chỉ hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.
Kết luận:
Theo đó điều kiện kiên quyết để cấp chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng trước tiên cần phải tốt nghiệp chuyên ngành Điều dưỡng. Sinh viên có mong muốn, yêu thích trở thành một điều dưỡng viên giỏi trong tương lai thì có thể xem xét trường Cao đẳng Y Hà Nội. Đây là một trong những môi trường dạy học được đánh giá là địa chỉ học Cao đẳng Điều dưỡng uy tín tại Việt Nam. Chương trình học này sẽ trang bị đầy đủ hệ thống kiến thức chuyên ngành đào tạo đồng thời bổ sung thêm các kĩ năng chuyên môn và kỹ năng mềm. Từ đó, đảm bảo người học sau khi tốt nghiệp có đủ trình độ để phát triển sự nghiệp sau này.
Xem thêm: Phẩm chất, vai trò và nghĩa vụ của điều dưỡng viên Tại đây