Nghề Điều dưỡng là gì? Phân loại Điều dưỡng viên theo hạng

Ngành y tế là một lĩnh vực đầy hứa hẹn với cơ hội việc làm hấp dẫn và mức lương cao trong các vị trí công việc khác nhau. Điều dưỡng là một trong những ngành nghề phổ biến được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, để theo đuổi công việc này trước hết cần phân biệt được các hạng của điều dưỡng thì mới có thể chọn được vị trí phù hợp cho bản thân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về các hạng của điều dưỡng giúp những người quan tâm đến Điều dưỡng hiểu rõ hơn về chủ đề này.

Thế nào là nghề điều dưỡng

Nghề điều dưỡng là một ngành chăm sóc sức khỏe và là một phần của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Công việc của người điều dưỡng là giúp bệnh nhân khỏe mạnh trở lại bằng cách cung cấp chăm sóc sức khỏe, giám sát sự tiến triển của bệnh nhân và giúp đỡ bệnh nhân trong quá trình điều trị.

Là một điều dưỡng sẽ làm các công việc như: đo lường và ghi nhận các dấu hiệu tình trạng sức khỏe, chăm sóc và giúp đỡ bệnh nhân trong việc tự chăm sóc cá nhân. Họ cũng có thể thực hiện các thủ tục y tế cơ bản như đo huyết áp, tiêm thuốc và làm sạch vết thương.

Ngoài ra, điều dưỡng cũng có thể đóng vai trò là cố vấn chăm sóc sức khỏe, đảm bảo rằng bệnh nhân được cung cấp chăm sóc tốt nhất và đúng cách. Các điều dưỡng có thể làm việc trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác nhau, bao gồm bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám, nhà riêng và cơ sở chăm sóc dài hạn.

Công việc của Điều dưỡng xoay quanh việc chăm sóc sức khỏe
Công việc của Điều dưỡng xoay quanh việc chăm sóc sức khỏe

Phân loại Điều dưỡng viên theo hạng

Điều dưỡng viên hạng II

Nhiệm vụ cơ bản:

  • Khám bệnh, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh.
  • Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bệnh.
  • Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu; thực hiện, kiểm tra, đánh giá và tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa.
  • Tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và đánh giá lại.
  • Truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu; nhận định và chẩn đoán chăm sóc, can thiệp điều dưỡng tại nhà.
  • Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh.
  • Thực hiện quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao.
  • Đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng; thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh.

Tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

Là Điều dưỡng viên hạng 2 cần phải đạt được những yêu cầu sau:

  • Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ chuyên ngành điều dưỡng;
  • Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT
  • Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT.
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II.

Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

  • Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân;
  • Hiểu biết, sức khỏe, bệnh tật của bệnh nhân, lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng.
  • Có kỹ năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng.
  • Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu và đáp ứng hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa.
  • Có kỹ năng đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp.
  • Chủ nhiệm hay thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiến/phát minh khoa học/sáng kiến cải tiến kỹ thuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt.

Điều dưỡng viên hạng III

Nhiệm vụ của Điều dưỡng viên hạng 3 tương tự như Điều dưỡng viên hạng 2 chỉ khác ở tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

  • Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điều dưỡng;
  • Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT
  • Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT

Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

  • Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
  • Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng đảm bảo an toàn cho người bệnh và cộng đồng;
  • Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu và đáp ứng hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa;
  • Có kỹ năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng;
  • Có kỹ năng đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp;

Từ điều dưỡng hạng IV lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV tối thiểu là 02 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng cao đẳng và với 03 năm đối với Điều dưỡng viên ở trình độ điều dưỡng trung cấp.

Xem thêm: Những tố chất để học ngành Điều dưỡng Tại đây

Điều dưỡng viên hạng IV

Nhiệm vụ của Điều dưỡng viên hạng 4 giống với Điều dưỡng viên hạng 2 và 3. Sự khác biệt nằm ở tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

  • Tốt nghiệp Trung cấp trở lên chuyên ngành điều dưỡng. Đối với những người tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành Hộ sinh hoặc Y sĩ thì cần có chứng chỉ chuyên ngành Điều dưỡng theo quy định của Bộ Y Tế.
  • Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT
  • Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT

Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

  • Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
  • Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện các can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng;
  • Thực hiện được kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu;
  • Có kỹ năng giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng.

Mức lương của Điều dưỡng viên hạng II,III,IV

Mức lương của điều dưỡng viên tại Việt Nam sẽ phụ thuộc vào hạng của họ và các quy định tại từng cơ sở y tế cụ thể. Tuy nhiên, theo nghị định 204/2004/NĐ-CP (14/12/2004) của Chính phủ về chế độ tiền lương cơ bản đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:

Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78. Như vậy, mức lương cơ bản sẽ trong khoảng từ 5.940.000 đồng/tháng đến 6.600.000 đồng/tháng

Đối với điều dưỡng hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98 tương đương trong khoảng từ 4.860.000 đồng/tháng đến 5.100.000 đồng/tháng.

Với hạng IV, điều dưỡng viên được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06. Vậy điều dưỡng viên sẽ có mức thu nhập cơ bản từ 4.080.000 đồng/tháng đến 4.320.000 đồng/tháng.

Ngành Điều dưỡng bao gồm ba hạng và mức lương của mỗi hạng là khác nhau
Ngành Điều dưỡng bao gồm ba hạng và mức lương của mỗi hạng là khác nhau

Ngoài mức lương cơ bản, điều dưỡng viên còn được hưởng các khoản phụ cấp khác như phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp tăng ca, phụ cấp độc hại, phụ cấp tiền ăn, phụ cấp đi lại, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác theo quy định của từng cơ sở y tế.

Như vậy có thể thấy quá trình thăng cấp và tăng lương đối với điều dưỡng rất rõ theo từng hạng. Trong đó, điều dưỡng viên hạng 2 có mức lương cao nhất nhưng cũng đòi hỏi nghiệp vụ cao và nghiêm ngặt hơn. Ở bậc 4 là bậc có mức lương thấp nhất. Dựa vào sự phân cấp bậc và phân mức lương nêu trên sẽ giúp cho người lao động có được sự phấn đấu trong công việc chăm sóc sức khỏe này.

Sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng thuộc hạng nào?

Từ những thông tin trên về phân hạng Điều dưỡng viên, thì có thể giải đáp được câu hỏi “Điều dưỡng viên Cao đẳng hạng mấy?” như sau:

Điều dưỡng viên có bằng cử nhân thực hành ngành Điều dưỡng sẽ thuộc hạng IV theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Bên cạnh bằng tốt nghiệp bằng Cao đẳng Điều dưỡng, người học cần phải có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo thông tư 01/2014/TT-BGDĐT và trình độ tin học đạt chuẩn 03/2014/TT-BTTTT. Với hạng IV này, Điều dưỡng trình độ Cao đẳng sẽ có đủ điều kiện thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe căn bản tại các cơ sở y tế, bao gồm chẩn đoán, điều trị, giám sát, chăm sóc và cấp cứu đối với các bệnh nhân.

Để có thể thăng lên hạng III thì người điều dưỡng cần phải hoàn thành 2 năm công tác với vai trò Điều dưỡng viên hạng IV sau khi tốt nghiệp hệ Cao đẳng. Cũng như vậy, từ hạng III lên hạng II cần người làm phải trải qua thời gian làm việc ít nhất là 9 năm ở vị trí Điều dưỡng viên, bao gồm từ 2 năm giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III.

Xem thêm: Những công việc mà sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng có thể làm Tại đây

Ngành Điều dưỡng của trường Cao đẳng Y Hà Nội

Trường Cao đẳng Y Hà Nội là một trong những trường đào tạo ngành Điều dưỡng uy tín và được đánh giá cao bởi các nhà tuyển dụng. Trường không chỉ có chất lượng đào tạo tốt mà còn có cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giảng viên chất lượng để đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường lao động.

Sinh viên Điều dưỡng HMC thực tập tại bệnh viện Bắc Thăng Long
Sinh viên Điều dưỡng HMC thực tập tại bệnh viện Bắc Thăng Long

Về cơ sở vật chất, trường Cao đẳng Y Hà Nội có môi trường học tập năng động, chuyên nghiệp với nhiều phòng học rộng rãi, thông thoáng, có đầy đủ các trang thiết bị,…. để sinh viên được tiếp cận với công nghệ mới nhất trong lĩnh vực Điều dưỡng. Bên cạnh đó, mỗi năm trường Cao đẳng Y Hà Nội cũng đầu tư rất nhiều vào các phòng thực hành để đảm bảo sinh viên được thực hành và tiếp cận với kiến thức một cách thực tế nhất. Các phòng thực hành đều được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại, phù hợp với chương trình đào tạo của trường.

Đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Y Hà Nội cũng được đánh giá là có chất lượng cao và đầy kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng đào tạo của trường. Hầu hết các giảng viên đều có bằng cấp, trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực Điều dưỡng. Điều này chứng tỏ họ có thể cập nhật những thông tin mới nhất về ngành học và truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả đến người học.

Ngoài ra, chất lượng đào tạo của trường được đánh giá là khá cao, với chương trình học luôn được cập nhật những kiến thức mới nhất về lâm sàng, chẩn đoán và điều trị bệnh lý. Thời gian sinh viên được thực hành kỹ năng lên tới 70% thời gian học. Không những thế, Nhà trường còn hỗ trợ nơi thực tập, nơi làm việc sau khi tốt nghiệp giúp sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tế và rèn luyện kỹ năng.

Phương thức đăng ký xét tuyển ngành Cao đẳng Điều dưỡng năm 2023:

  • Cách 1: Hoàn thành thủ tục đăng ký, nhập học trực tiếp tại Trường Cao đẳng Y Hà Nội.
  • Cách 2: Gửi hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Điều dưỡng qua bưu điện về địa chỉ trường (số 40 ngõ 20 đường Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội)
  • Cách 3: Đăng ký xét tuyển trực tuyến theo đường link sau: https://forms.gle/RLKjw9ocpgj8wqrJA