So sánh ngành điều dưỡng và các ngành khác thuộc lĩnh vực Y tế

Nhóm ngành khoa học sức khỏe vẫn luôn là mục tiêu hướng đến của giới trẻ và là định hướng của các phụ huynh cho con trẻ, đặc biệt trong những năm gần đây khi mà dịch bệnh bắt đầu bùng phát nhiều hơn. Trong nhiều năm trở lại đây, nhiều bạn trẻ tỏ ra băn khoăn không biết nên chọn ngành học nào trong lĩnh vực Y tế. Bên cạnh các chuyên ngành Bác sĩ thì ngành Dược, ngành Điều dưỡng, ngành kỹ thuật xét nghiệm y học và ngành y sĩ đang rất được quan tâm. Vậy nên học ngành nào mới phù hợp nhất với bạn. Hãy cùng tham khảo bài viết so sánh ngành Điều dưỡng và các ngành khác dưới đây nhé.

Ngành Dược và Điều dưỡng

Hai ngành này đều là những ngành mũi nhọn trong hệ thống các ngành Y tế, được lòng rất nhiều bạn trẻ bởi cơ hội việc làm rộng mở với mức lương ổn định và khả năng thăng tiến cao. Vậy ngành Dược hay ngành điều dưỡng, đâu sẽ là ngành có tương lai hơn?

Sự giống nhau

Về tính chất, cả hai ngành đều có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ Y tế phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Do đó, những người này đều phải có tình thương yêu con người, nhiệt huyết với nghề, thậm chí xả thân để cứu người.

Đặc biệt cơ hội việc làm của hai ngành này đều cao, sinh viên sau khi tốt nghiệp đều có thể dễ dàng xin việc làm với mức thu nhập hấp dẫn. Bởi vì, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe con người luôn lớn hơn lực lượng nhân lực lao động ngành Y nên sinh viên sẽ không phải lo lắng ra trường không tìm kiếm được việc làm.

Ngoài ra, học phí của cả hai ngành đều tương đương nhau và được thu theo quy định chung của Nhà nước, nhà trường.

Điểm khác biệt

Tuy nhiên, giữa hai ngành này có rất nhiều điểm khác biệt. Dược sĩ có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất thuốc với những công việc như nghiên cứu, bào chế thuốc, chiết xuất dược liệu,… Bên cạnh đó, họ sẽ tham vấn thuốc, theo dõi quá trình dùng thuốc, kiểm soát toa việc ở khoa dược lâm sàng tại các Bệnh viện. Hoặc làm phân phối và quản lý thuốc trong bệnh viện, kiểm nghiệm thuốc tại các trung tâm kiểm nghiệm….Nếu có điều kiện kinh tế, người dược sĩ còn có thể tự mở quầy thuốc hay làm các công việc như: làm tư vấn, trình dược viên, giảng dạy,…..

Về thu nhập của sinh viên mới ra trường thì sẽ tùy vào các nhóm làm việc kể trên và kỹ năng của Dược sĩ mới tốt nghiệp mà có các mức thu nhập khác nhau. Nhìn chung, trên thị trường lao động thì mức lương của ngành này sẽ từ 7 – 10 triệu đồng/ tháng.

Đối với ngành Điều dưỡng, sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc ở rất nhiều vị trí: Điều dưỡng viên tại các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám, có cơ hội thăng tiến lên trưởng nhóm, trưởng khoa. Ngoài ra, sau khi có kinh nghiệm trong ngành nghề này, họ có thể tự mở cơ sở khám chữa bệnh và kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hay trở thành giảng viên tham gia vào công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các đơn vị Y tế. Về mức lương thì điều dưỡng viên mới ra trường sẽ có mức thu nhập từ 8 – 10 triệu đồng/tháng và lên đến 25 triệu đồng/tháng đối với những người có kinh nghiệm và được lên chức trưởng nhóm.

Đâu là ngành có tiềm năng phát triển
Đâu là ngành có tiềm năng phát triển

Xem thêm: Khám phá về ngành điều dưỡng Tại đây

Điều dưỡng và Y sĩ có phải là một ?

Hầu hết mọi người đều nhầm tưởng điều dưỡng và y sĩ là một chỉ khác danh xưng. Chính vì thế mà ở bệnh viện, ai cũng dùng từ “Y tá” để gọi chung điều dưỡng hay y sĩ. Tuy nhiên không ai biết là y tá là cách gọi cũ của ngành điều dưỡng và hai ngành nghề này có sự khác biệt khá lớn.

Liệu ngành điều dưỡng và ngành y sĩ có giống nhau
Liệu ngành điều dưỡng và ngành y sĩ có giống nhau

Công việc chung

Hai ngành này đều được học những kiến thức và kỹ năng chuyên môn nhằm chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân cũng như kỹ năng mềm để phục vụ cho công việc sau này. Về tính chất công việc, họ là người tiếp đón bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hướng dẫn làm sao để thực hiện theo đúng quy định trung tâm y tế, bệnh viện. Trong công tác khám bệnh, họ là người hỗ trợ bác sĩ trong việc thăm khám bệnh nhân để đưa ra kế hoạch chăm sóc và điều trị. Đối với những bệnh nhân ở lại viện lâu dài thì họ sẽ phải theo dõi liên tục và nếu cần thiết thì cần họp bàn để thay đổi kế hoạch chăm sóc và điều trị kịp thời.

Sự khác biệt

Với ngành Y sĩ, sinh viên sẽ được tìm hiểu sâu hơn về bệnh học, bệnh lý của người bệnh để có phương pháp điều trị tốt nhất. Khác với điều dưỡng, y sĩ có thể thực hiện được việc thăm khám và chữa một số bệnh hay chứng bệnh thông thường, phát hiện sớm và xử trí ban đầu các trường hợp cấp cứu. Bên cạnh đó, họ còn có thể chủ động tự quyết định chuyển tuyến cao hơn cho bệnh nhân khi bệnh vượt quá quy định và khả năng giải quyết ở tuyến y tế cơ sở.

Ngoài ra, y sĩ là người tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình y tế quốc gia và tuyên truyền giáo dục sức khỏe ở các trường học, phường xã ở các tỉnh lân cận,…. Song song với đó, họ sẽ đi đầu trong việc phát hiện dịch bệnh và lập kế hoạch phòng bệnh cũng như chống dịch cùng với các ban ngành, đoàn thể. Trong việc chăm sóc bệnh nhân tại nhà và cộng đồng được thực hiện một số thủ thuật theo quy định của Bộ Y tế. Đồng thời vận động cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề sức khỏe.

Là một Điều Dưỡng thì công việc chủ yếu sẽ thiên về khả năng chăm sóc và phục hồi sức khỏe cho người bệnh cả thể chất lẫn tinh thần. Người học sẽ được đào tạo để thành thạo các kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng cơ bản và thực hành một số kỹ thuật điều dưỡng phức tạp của chuyên khoa.

Ngoài ra, họ còn phải tham gia, tổ chức và đào tạo cán bộ điều dưỡng, các nhân viên y tế, liên tục đào tạo cho bản thân và cho người khác để cùng hoàn thiện kỹ năng chuyên môn. Người làm không chỉ phát triển những cách chăm sóc theo kỹ thuật tiên tiến mà còn áp dụng Y học cổ truyền trong công tác phòng và chữa bệnh. Người điều dưỡng có thể làm việc ở các bệnh viện và các cơ sở chăm sóc sức khỏe từ Trung ương tới cơ sở, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp y tế.

Xem thêm: Sự khác biệt giữa ngành điều dưỡng hệ Cao đẳng và điều dưỡng các hệ khác Tại đây

Ngành Điều dưỡng và kỹ thuật xét nghiệm y học

Có thể nói đây là hai ngành về có sự khác biệt rất lớn, với ngành kỹ thuật xét nghiệm y học thì người làm hầu như không phải tiếp xúc với bệnh nhân trực tiếp trái ngược với ngành điều dưỡng thì lại thường xuyên gặp mặt người bệnh. Mặc dù vậy hai ngành sẽ có một số điểm chung nhất định.

Điều dưỡng và Kỹ thuật xét nghiệm y học
Điều dưỡng và Kỹ thuật xét nghiệm y học

Điểm giống nhau

Hai ngành này đều được học những kiến thức và kỹ năng chuyên môn nhằm chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân. Về tính chất công việc, họ sẽ phối hợp cùng với bác sĩ thăm khám bệnh nhân để đưa ra kế hoạch điều trị bệnh nhân. Như vậy, họ đều là những cánh tay đắc lực giúp cho bác sĩ có thể đưa ra kết luận tình trạng người bệnh một cách nhanh chóng.

Sự khác biệt

Về khái niệm, ngành kỹ thuật xét nghiệm y học thiên về tính ứng dụng cao của kỹ thuật, công nghệ vào y tế, chăm sóc sức khỏe trong khi đó điều dưỡng lại liên quan về chăm sóc người bệnh nhiều hơn.

Đối với ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học, sinh viên sẽ được tiếp cận các chuyên ngành chính như: xét nghiệm hóa sinh, xét nghiệm huyết học, xét nghiệm vi sinh, xét nghiệm ký sinh trùng, giải phẫu bệnh và sinh học phân tử. Bên cạnh đó, người học sẽ thực hành một số nội dung như: phân tích mô dưới kính hiển vi để phát hiện các tế bào ung thư hoặc các bất thường khác. Hay như đảm bảo nhóm máu khớp trước khi truyền máu hoặc xét nghiệm mẫu nước tiểu để tìm thấy chất kích thích.

Khác với Kỹ thuật xét nghiệm y học, sinh viên học điều dưỡng sẽ hiểu hơn về cách chăm sóc con người thông qua các môn như: Sức khỏe – môi trường và vệ sinh nâng cao sức khỏe, Chăm sóc sức khỏe người lớn, trẻ em, người cao tuổi, Đạo đức Điều dưỡng, Quản lý Điều dưỡng, Chẩn đoán và chăm sóc Điều dưỡng,…

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành kỹ thuật xét nghiệm y học sẽ làm việc tại các bệnh viện, phòng xét nghiệm với vai trò là kỹ thuật viên xét nghiệm. Bên cạnh đó, họ có thể tư vấn, hướng dẫn xét nghiệm tại các cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương trên cả nước. Ngoài ra, là người hiểu rõ về các thiết bị xét nghiệm y tế họ có thể kinh doanh phân phối cho các trường học, bệnh viện và cơ sở y tế khác. Với lượng kiến thức chuyên ngành dày dặn, họ dễ dàng trở thành một giảng viên dạy học hay làm công tác nghiên cứu.

Đối với sinh viên ngành điều dưỡng ra trường cũng sẽ làm việc tại: các bệnh viện lớn, nhỏ, các bệnh viện đa khoa tỉnh/huyện, các phòng khám lớn nhỏ, viện nghiên cứu, trung tâm điều dưỡng, trạm y tế,… với vai trò là điều dưỡng viên. Sau đó, học lên thạc sĩ, tiến sỹ để giảng dạy và nghiên cứu. Đặc biệt, đối với ngành này cơ hội được đi xuất khẩu lao động rất cao, họ có thể làm việc lâu dài tại các nước phát triển như: Nhật Bản, Đức, Đài Loan,…. Không những, môi trường làm việc nước ngoài chuyên nghiệp mà mức lương được trả có thể lên đến 50 triệu đồng/ tháng.

Sinh viên ngành Điều dưỡng ra trường làm việc tại các chuyên khoa trong hệ thống y tế bao gồm: trong các trường học và doanh nghiệp và các cơ sở y tế tư nhân có tư cách pháp nhân; Điều dưỡng trưởng Khoa, Phòng và Bệnh viện; Giảng viên tại các cơ sở đào tạo Điều dưỡng; Học Thạc Điều dưỡng .

Về mức lương tùy vào từng vị trí mà sẽ dao động khác nhau. Đối với ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học là từ 7 – 12 triệu /tháng cho chuyên viên tư vấn xét nghiệm và kỹ thuật viên xét nghiệm. Còn đối với bác sĩ xét nghiệm trong các bệnh viện lớn lương có thể lên đến 25 triệu/tháng. Vì ngoài khâu quản lý, kiểm tra và kiểm duyệt chất lượng kết quả xét nghiệm họ còn phải có đủ khả năng để tư vấn hỗ trợ các bác sĩ lâm sàng điều trị dựa trên các kết quả xét nghiệm. Còn về ngành Điều dưỡng, vì tính chất công việc không đòi hỏi quá nhiều kiến thức chuyên sâu về y khoa vậy nên mức lương của điều dưỡng cũng có phần thấp hơn so với ngành trên, nhưng cũng không quá chênh lệch dao động từ 8 – 10 triệu/tháng và với các điều dưỡng trưởng khoa thì cũng sẽ lên đến 25 triệu/tháng.

Kết luận

Từ những so sánh về ngành điều dưỡng và các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe trên, có thể thấy rằng mỗi ngành đều có những đặc điểm và tính chất riêng biệt. Đặc biệt là các ngành này đều mang một nhiệm vụ cao cả là bảo vệ sức khỏe con người. Chính vì vậy, theo đuổi ngành học nào đi chăng nữa thì cũng là một sự lựa chọn đúng đắn.